Iran công bố tên lửa chống tăng có điều khiển “Almas”, sao chép từ Spike Israel

Ngày 7/7, Iran giới thiệu phiên bản phóng mặt đất tên lửa chống tăng có điều khiển “Almas” (ATGM), bản sao thiết kế trực tiếp hệ thống tên lửa Spike của Israel.

Tên lửa được giới thiệu trong một buổi lễ, được tổ chức để bàn giao trang thiết bị và vũ khí hiện đại cho các đơn vị bộ binh thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) Iran.

Buổi lễ ban giao vũ khí có sự tham dự của Tư lệnh trưởng IRGC, Thiếu tướng Hossein Salami, Tư lệnh trưởng Lực lượng Bộ binh IRGC, Chuẩn tướng Mohammad Pakpour, và nhiều chỉ huy cao cấp khác cùng các quan chức và chuyên gia của Lực lượng vũ trang Iran.

Phiên bản phóng từ trên không của tên lửa chống tăng có điều khiển Almas (ATGM) có tầm bắn 8 km được Iran giới thiệu vào năm 2020. Có thể phiên bản tên lửa chống tăng phóng phóng từ mặt đất có cùng tầm bắn.

Tương tự như Spike ATGM của Israel, tên lửa Almas trang bị khí tài tìm kiếm quang điện tử - ảnh hồng ngoại. ATGM có tính năng tấn công từ trên cao xuống, có thể đánh vào điểm yếu của các phương tiện bọc thép từ trên cao xuống, theo phương thức điều khiển UAV tự sát. Hệ thống phóng trên bộ của Almas cùng là bản sao chép tương tự như hệ thống điều khiển và giá phóng Spike.

Tên lửa chống tăng có điều khiển “Almas” (ATGM).
Tên lửa chống tăng có điều khiển  “Almas” (ATGM).

Trong buổi lễ, lực lượng bộ binh IRGC nhận được nhiều loại trang thiết bị và vũ khí như hệ thống tên lửa phòng không, các phương tiện cơ động chiến đấu, máy bay không người lái, trực thăng và các hệ thống tác chiến điện tử.

Máy bay không người lái tấn công Iran Mohajer-6.
Máy bay không người lái tấn công Iran Mohajer-6.

Một chiếc trực thăng tấn công AH-1 Cobra nâng cấp nội địa được trang bị tên lửa đa nhiệm Qaem-114 sản xuất trong nước, bản sao của AGM-114 Hellfire Mỹ, cũng được giới thiệu.

Tên lửa chống tăng đa năng Qaem-114 sản xuất trong nước, bản sao của AGM-114 Hellfire Mỹ.
Tên lửa chống tăng đa năng Qaem-114 sản xuất trong nước, bản sao của AGM-114 Hellfire Mỹ.

Mỹ và các đồng minh phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép lên Iran, nhưng tất cả các lệnh trừng phạt lại khiến công nghiệp quốc phòng trong nước của Iran đã tăng trưởng đáng kể. Tehran quyết tâm phát triển vũ khí trang bị nhằm tạo điều kiện buộc Mỹ phải ngồi đàm phát với quốc gia này.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?