Iran giới thiệu tổ hợp radar cơ động dành cho các nhóm chiến binh tình nguyện

Lực lượng Phòng không Iran công bố một hệ thống radar di động mới, có khả năng phát hiện máy bay không người lái (UAV) loại nhỏ và các vật thể bay, giúp bộ binh sử dụng MANPAD có thể xác định hướng và tiêu diệt mục tiêu.

Thiếu tướng Alireza Sabahi Fard, Tư lệnh lực lượng Phòng không Iran, đã giới thiệu hệ thống radar di động mới, có tên gọi là “Kashef-99” trong buổi lễ ngày 2/9 tại thủ đô Tehran, Iran.

Kashef-99 là tổ hợp radar mảng pha 3D, có khả năng phát hiện các UAV nhỏ đến loại UAV thương mại 4 cánh quạt và các vật thể bay khác. Hệ thống có thể phát hiện đồng thời đến 300 mục tiêu trên khoảng cách tới 12 km. Dựa vào hệ thống phòng không này, các nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn có thể sớm phát hiện mục tiêu và có thể sử dụng các loại vũ khí phòng không cá nhân tiêu diệt.

Hệ thống mới được lắp đặt trên một xe bán tải thông thường, cho phép dễ dàng triển khai trên mọi địa hình và vận hành đơn gian. Những bộ khí tài này có thể được Iran cung cấp cho các lực lượng quân tình nguyện ở Lebanon, Syria, Iraq và Yemen.

Bộ khí tài radar hạng nhẹ cơ động của Iran. Video Iran Reports

Trong vài năm gần đây, Iran tăng cường mạnh mẽ năng lực phòng không với hàng loạt hệ thống tự phát triển trong nước như các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa thứ 3 Khordad, Khordad-15 và Bavar-373.

Việc phát triển các tổ hợp tên lửa phòng không mới của Iran nhằm đối phó với những mối đe dọa nghiêm trọng từ Mỹ và Israel, những quốc gia thường xuyên tiến hành các hoạt động thù dịch với Iran ở Trung Đông và những khu vực khác trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...