Iran phát triển tên lửa mang tên tướng Soleimani

Ngày 20/8/2020, nhân kỷ niệm ngày Công nghiệp Quốc phòng, Iran công bố hai tên lửa hiện đại tầm xa mới được phát triển và thử nghiệm thành công.

Tên lửa mới được mang tên cựu Tư lệnh trưởng Lực lượng Quds, thiếu tướng Qassim Soleimani và Abu Mahdi al-Muhandis, phó Tư lệnh Các Đơn vị Đông viên Rộng rãi của Iraq. 

Hai vị chỉ huy này bị sát hại đầu năm 2020 gần thủ đô Baghdad của Iraq, trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái Mỹ.

Các tên lửa đã được công bố trong một buổi lễ được giới thiệu trên video do các biện pháp cách lý coronavirus. Buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Iran Hassan Rouhani.

Tên lửa mang tên "Liệt sĩ Hajj Qassem Soleimani" là tên lửa đạn đạo với tầm bắn lên tới 1.400 km. Tên lửa được phát triển với khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng không hiện đại nhất của Mỹ do có khả năng cơ động ngẫu nhiên trên đường bay.

Tên lửa đạn đạo mang tên "Liệt sĩ Hajj Qassem Soleimani"

Tên lửa mang tên "Liệt sĩ Abu Mahdi al-Muhandis", là tên lửa hành trình có tầm bắn lên tới 1.000 km. Tên lửa cũng có khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa do bay ở độ cao thấp.

Tên lửa hành trình mang tên "Liệt sĩ Abu Mahdi al-Muhandis"

Những đe dọa của Mỹ cùng với mối đe dọa từ Israel đã thúc đẩy Iran phát triển hàng loạt hệ thống vũ khí hiện đại. Những hệ thống vũ khí tiên tiến này nhanh chóng được đưa vào biên chế trong quân đội Iran và Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran từ năm 2019 và trở thành mối đe dọa trực tiếp với quân đội Mỹ ở Trung Đông.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...