Israel, Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng không nhiều lớp

Trong loạt thử nghiệm gần đây, tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel và Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ lần đầu tiên giới thiệu hệ thống phòng không nhiều lớp, sử dụng các hệ thống vũ khí thứ cấp Iron Dome, David's Sling và Arrow.

Ngày 21/12, Moshe Patel, giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Israel (IMDO) thuộc quyền kiểm soát của Bộ Quốc phòng, cho biết “Sử dụng phương pháp tiếp cận này, hàng loạt các mối đe dọa có thể được xác định và ngăn chặn bằng giải pháp phối hợp toàn diện và khả năng tương tác giữa các hệ thống vũ khí đánh chặn”.

Còn Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz thì tuyên bố “sự phát triển của một hệ thống phòng không nhiều lớp giúp bảo vệ chúng ta khỏi các mối đe dọa tầm gần và tầm xa”.

Các hệ thống Iron Dome được sử dụng để đánh chặn tên lửa không điều khiển, máy bay không người lái và các loại đạn dược khác trong thập kỷ qua. Mỹ cũng tham gia phát triển chung và hỗ trợ tài chính các chương trình tên lửa phòng không Arrow và David’s Sling. Israel cũng giao khẩu đội đầu tiên trong số hai khẩu đội Vòm Sắt (Iron Dome) cho Quân đội Mỹ đầu năm 2020.

Những cuộc thử nghiệm tên lửa Israel, diễn ra trong vài tuần trước, nhưng được công bố vào ngày 15/12. Trong cuộc thử nghiệm các hệ thống này được triển khai đánh chăn các mục tiêu khác nhau là tên lửa hành trình, UAV và tên lửa đạn đạo.

Quân đội Israel cho biết, kết quả các cuộc thử nghiệm cho phép những kỹ sư trong ngành đánh giá và nâng cấp khả năng của toàn bộ hệ thống trong phạm vi tác chiến rộng hơn. Đồng thời đưa ra tín hiệu rõ ràng trong bối cảnh căng thẳng với Iran, cải thiện mối quan hệ giữa Israel và một số quốc gia vùng Vịnh.

Ngoài việc thách thức chiến lược khu vực của Iran, những cuộc thử nghiệm còn là một mô hình cho cách các nước láng giềng Israel có thể tăng cường khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa từ Iran, Shapiro - cựu đại sứ Mỹ tại Israel nhấn mạnh.

Ông giải thích, các cuộc thử nghiệm đóng vai trò "nguồn phối hợp an ninh khu vực sâu sắc giữa Israel và Ả rập". Những quốc gia đồng minh vùng Vịnh có thể tăng cường sức mạnh phòng thủ từ công nghệ phòng không đa lớp của Israel, đặc biệt là sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình vào công ty Hoàng gia Aramco của Ả rập Xê út tháng 9/2019.

Bộ Quốc phòng Israel cho biết, cuộc diễn tập thử nghiệm đã tiến hành trong một năm qua, theo kế hoạch được phê chuẩn sau cuộc tấn công của UAV và tên lửa Houthi ở Abqaiq.

Bộ Quốc phòng Israel cho biết: những cuộc thử nghiệm cho thấy các hệ thống vũ khí có khả năng đồng thời đánh chặn tất cả các mối đe dọa đường không.

Rafael Advanced Defense Systems là công ty phát triển hệ thống vũ khí David's Sling, hợp tác với Raytheon của Mỹ. Công ty thành viên Elta Systems của Israel Aerospace Industries phát triển Radar đa nhiệm và Elbit Systems phát triển hệ thống quản lý, điều hành tác chiến Golden Almond, các doanh nghiệp này đều tham gia vào các cuộc thử nghiệm.

Những cuộc thử nghiệm được thực hiện trên biển vì lý do an toàn. Iron Dome được tích hợp với các chiến hạm Hải quân Israel dưới tên gọi C-Dome, sẽ được triển khai trên các hộ tống hạm lớp Sa'ar 6 mới. Các quan chức Israel – Mỹ hy vọng David's Sling cũng có thể được triển khai trên biển.

Trong các cuộc thử nghiệm, Iron Dome được sử dụng để đánh chặn tên lửa hành trình - một khả năng mới tổ hợp vũ khí phòng không, được sử dụng để đánh chặn tên lửa không điều khiển, máy bay không người lái và đạn súng cối, đạn pháo hạng nặng.

Quân đội Israel sử dụng Iron Dome để đánh chặn các loại vũ khí tầm ngắn xung quanh Dải Gaza và Golan, hệ thống phòng không Arrow được sử dụng lần đầu tiên năm 2017 và David's Sling lần đầu tiên vào năm 2018, thực hiện nhiệm vụ đánh chặn các tên lửa, UAV, máy bay chiến đấu từ Syria.

Đây là lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Israel tích hợp hệ thống phòng không nhiều tầng và cảm biến vào không gian tác chiến phòng không nhất thể hóa, theo dõi các mục tiêu, chia sẻ dữ liệu và phóng các tên lửa đánh chặn khác nhau từ một hệ thống chỉ huy, kiểm soát, điều hành tác chiến. Kết hợp nhiều công nghệ sử dụng kiến trúc mở và cảm biến, hình thành môi trường tác chiến hình ảnh kỹ thuật số "chiến trường trong suốt" -một công nghệ tác chiến phòng không tiên tiến mà Rafael đang nghiên cứu phát triển.

Là một phần trong kế hoạch Momentum nhiều năm, Bộ Quốc phòng Israel xác định hệ thống phòng không nhiều lớp là chìa khóa giành chiến thắng trong các cuộc chiến tương lai chống lại những kẻ thù địa phương, và một kẻ thù có sức mạnh quân sự tương đương như Iran.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…