KBC đặt mục tiêu doanh thu sau thuế năm 2022 tăng 4,7 lần

Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 năm 2022 của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Mã chứng khoán KBC) đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh và tài chính cho năm 2022.
KBC đặt mục tiêu doanh thu sau thuế năm 2022 tăng 4,7 lần

Theo đó, KBC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 9.800 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với năm 2021, lợi nhuận sau thuế đạt 4.500 tỷ đồng, tăng 4,7 lần so với kết quả thực hiện năm 2021.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, KBC dự kiến chuyển nhượng 50ha đất thương phẩm mỗi năm tại dự án khu đô thị Tràng Cát (Hải Phòng) thay vì tự phát triển để bán lẻ kết hợp bán buôn như kế hoạch trước đó. Nhờ vậy, việc chuyển nhượng này  sẽ mang lại dòng tiền cho KBC nhanh hơn và khả thi hơn.

Bên cạnh đó, KBC cho thuê 115 ha tại khu công nghiệp Tràng Duệ 3 (Hải Phòng) vào đầu 2022 với giá thuê khoảng 130-140 USD/m2/kỳ thuế, tương đương với mức doanh thu là hơn 150 triệu USD (khoảng 3.500 tỷ đồng).

Ngoài ra, các dự án khác như khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh (Bắc Ninh), khu công nghiệp Nam Tân Tập (Long An), khu đô thị Tràng Duệ (Hải Phòng), khu đô thị Phúc Ninh (Bắc Ninh) dự kiến cũng sẽ đóng góp doanh thu cho KBC vào năm 2022.

Trước đó, ngày 23/12/2021, UBND tỉnh Hưng Yên đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hơn 200 ha đất công nghiệp cho KBC dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Ngay tại sự kiện, sau khi được đón nhận các quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng giám đốc KBC và ông Robert Harold Hughes, Chủ tịch Công ty TNHH ACI Capital đã trao đổi Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư tại tỉnh Hưng Yên với tổng giá trị đầu tư dự án dự kiến 1 tỷ USD dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Theo Biên bản Ghi nhớ này, ACI Capital sẽ nghiên cứu, khảo sát và hỗ trợ phát triển các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao, trung tâm logistics, nhà máy điện rác tại các cụm công nghiệp, khu công nghiệp của KBC trong giai đoạn sắp tới.

KBC sẽ hỗ trợ ACI Capital trong suốt quá trình khảo sát, nghiên cứu tính khả thi cho tới khi các dự án đi vào hoạt động. Biên bản Ghi nhớ này là cơ sở để các bên khảo sát, đàm phán và ký kết Thỏa thuận, Hợp đồng trong tương lai liên quan đến việc triển khai các dự án.

Chốt phiên giao dịch ngày 11/2, cổ phiếu KBC đã tăng 1,76% và đóng cửa ở  mức 57.800 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...