Khẩu trang lọc không khí của LG được trang bị thêm tính năng khuếch đại âm thanh
LG đã công bố một phiên bản cập nhật của Máy lọc không khí đeo được PuriCare với động cơ nhỏ, nhẹ cùng mic, loa và bộ khuếch đại giọng nói tích hợp.
LG lần đầu tiên giới thiệu khẩu trang lọc không khí vào năm ngoái, sử dụng cặp bộ lọc HEPA và ba quạt LG DUAL kiểm soát luồng không khí bằng cách tự động cảm nhận hơi thở của người dùng.
Sau các báo cáo cho thấy thiết kế ban đầu làm nghẹt giọng nói của người dùng, công ty đã tạo ra một phiên bản cập nhật được trang bị công nghệ "VoiceON", "tự động nhận dạng khi người dùng đang nói chuyện và khuếch đại giọng nói của họ thông qua loa tích hợp", theo bản phát hành từ công ty.
Mặt nạ PuriCare mới nhất, nặng 94 gram, được tích hợp pin 1.000mAh, có thể sạc trong hai giờ bằng cáp USB. LG tuyên bố thiết bị có thể được đeo thoải mái trong tối đa 8 giờ, mặc dù không đảm bảo rằng khẩu trang này sẽ bảo vệ người đeo khỏi nhiễm Covid-19.
Công ty hiện vẫn chưa tiết lộ mức giá niêm yết cho phiên bản cập nhật và ngày phát hành toàn cầu, mặc dù đã xác nhận rằng PuriCare sẽ có mặt tại Thái Lan vào tháng tới “với các thị trường khác sẽ lần lượt theo sau khi được các cơ quan quản lý địa phương chấp thuận”. Gần đây nhất, 120 vận động viên, huấn luyện viên và nhân viên Thái Lan đã đeo khẩu trang lọc không khí mới của LG trong chuyến tham dự Thế vận hội Tokyo 2021 tại Sân bay Suvannabhumi.
Phiên bản LG PuriCare hiện có.
Khẩu trang lọc không khí phiên bản ban đầu có giá là 3,5 triệu VNĐ và có sẵn trên các cửa hàng, website của LG.
Các món đồ công nghệ dành cho giới siêu giàu thực sự vượt xa khỏi tưởng tượng của người bình thường. Những chiếc iPhone, dàn âm thanh hay tai nghe mạ vàng, đính kim cương có giá bán hàng triệu USD.
Apple đã mời cựu giám đốc điều hành cấp cao tại bộ phận xe điện của BMW, Ulrich Kranz để tham gia vào các sáng kiến phát triển ô tô của mình, công ty xác nhận.
GE đã giới thiệu về giải số như: Quản lý hiệu suất tài sản - APM (Asset Performance Management) và Giải pháp tối ưu hóa lò hơi – BoilerOpt; Đánh giá về giá trị làm lợi của giải pháp mang lại đối với từng nhà máy...
Trong khi mùa 1 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các “mọt phim” lại tiếp tục đón phim truyền hình Hàn Quốc 2023 khi có tới 8 bộ phim đang rục rịch công chiếu mùa mới.
Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
Tại một số hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Ngày hội Cotton Day 2022 sẽ mang đến những chia sẻ của chuyên gia về giải pháp phát triển bền vững, vấn đề truy xuất nguồn gốc xuất xứ...
“Dù đơn hàng xuất khẩu dệt may 3 tháng gần đây sụt giảm và tình hình cho thấy sẽ tiếp tục giảm sâu vào 3 tháng còn lại năm nay nhưng dự báo kết thúc năm nay xuất khẩu của “Dệt May vẫn sẽ đạt mục tiêu kim ngạch 44 tỉ USD”, là nhận định ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam...
Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ 8 năm 2022 Hội đồng THQG cho biết sẽ ngành Dệt May sẽ có 7 doanh nghiệp nhận chứng nhận sản phẩm đạt giải năm nay...
với thị trường nội địa May 10 cho biết với mong muốn mang lại những sản phẩm thời trang đẳng cấp, thuần Việt nhưng mang hơi thở và xu hướng thời trang quốc tế...
Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Được đánh giá là một trong những Triễn lãm thương mại chuyên ngành dệt may lớn nhất. Ban tổ chức cho biết năm nay với quy mô diện tích gian hàng 4.000 m2, sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 160 đơn vị triển lãm uy tín...
có số lượng lớn doanh nghiệp và lực lương lao động sản xuất và gia công cho các nhãn hàng dệt may và da giày của châu Âu, các diễn giả phía Việt Nam bày tỏ sự quan tâm và những băn khoăn trước bối cảnh trách nhiệm tra soát ngày càng được yêu cầu chặt chẽ từ phía các quốc gia tiêu thụ...
Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) sẽ phối hợp với Vitas tổ chức chương trình Cotton Day Vietnam 2021. Chương trình được tổ chức trên nền tảng trực tuyến 6Connex vào ngày 1/12/2021 với chủ đề “Sự bền vững và minh bạch quý vị có thể tin tưởng”.
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...