Khởi công xây dựng gói thầu nhà ga hành khách 35.000 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ chính thức khởi công xây dựng gói thầu 5.10 có giá trị lớn nhất của sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào chiều ngày 31/8/2023…

Khởi công 2 gói thầu tại sân bay Long Thành
Khởi công 2 gói thầu tại sân bay Long Thành

Chiều 31/8, ACV chính thức khởi công xây dựng gói thầu 5.10 thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách và gói thầu 4.6 xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay của sân bay Long Thành...

Cụ thể, gói thầu 5.10 thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách với giá trị hơn 35.000 tỷ đồng, thời gian thi công 39 tháng. Đây là gói thầu xây dựng nhà ga hành khách có giá trị lớn và có tính chất kỹ thuật phức tạp nhất hiện nay, được xem là "trái tim" của sân bay Long Thành.

Nhà ga hành khách này lấy hình ảnh hoa sen làm ý tưởng chính và được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, áp dụng vào mái, phối cảnh từ góc nhìn mặt chính nhà ga, nội thất khu vực sảnh làm thủ tục, được bố trí theo dạng tập trung gồm khu vực trung tâm và 3 cánh.

Nhà ga được thiết kế gồm 1 tầng trệt và 3 tầng lầu, tổng diện tích sàn hơn 376.000 m2, chiều cao đỉnh mái 45,55m, bố trí 40 vị trí đỗ gần cho các máy bay code C, E, F. Nhà ga khi hoàn thành sẽ có công suất phục vụ 25 triệu lượt hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Liên danh Vietur là đơn vị thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1. Được biết, ngoài đại diện là Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng Icistas thuộc Tập đoàn IChoding của Thổ Nhĩ Kỳ, liên danh này có 9 thành viên gồm: Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Newtecons, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng SOL E&C, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty cổ phần Kết cấu ATAD, Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings, Công ty cổ phần Hawee, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội.

Gói thầu thứ hai là gói thầu 4.6 xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay với giá trị đầu tư 7.300 tỷ đồng, thời gian thi công 700 ngày. Đây là gói thầu có giá trị lớn thứ 2 sau gói thầu 5.10 nhà ga hành khách của sân bay Long Thành.

Gói thầu này gồm các hạng mục như sân đường khu bay với đường cất hạ cánh với chiều dài 4.000m, rộng 45m; Hệ thống 2 đường lăn song song, 6 đường lăn thoát nhanh, các đường lăn nối với diện tích khoảng 69,3 ha; Sân đỗ tàu bay và các sân đỗ phương tiện phục vụ mặt đất với diện tích khoảng 12,4 ha. Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật giao thông đi kèm như hệ thống đường công vụ khu bay có tổng chiều dài 29,67 km; hệ thống thoát nước mưa khu bay…

Các công trình phụ trợ như hệ thống hàng rào an ninh khu bay, bốt gác để đảm bảo công tác an ninh, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài, hệ thống đèn hiệu sân bay, hệ thống chiếu sáng sân đỗ tàu bay, hệ thống thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác

Cùng với đó, ACV cũng khởi công gói thầu 12 thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách T3 của sân bay Tân Sơn Nhất. Dự kiến sẽ được thi công trong 20 tháng, hoàn thành đưa vào chạy thử vào đầu quý 2/2025. Dự án nhà ga T3 gồm 3 hạng mục chính: nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn trước nhà ga.

Tổng mức đầu tư của dự án là 10.990 tỷ đồng. Nguồn vốn để thực hiện dự án được huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu của ACV (70%) và vốn vay thương mại (30%). Hạng mục nhà ga hành khách có quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500 m2.

Nhà ga hành khách T3 sau khi hoàn thành sẽ là nhà ga hành khách quốc nội có công suất 20 triệu hành khách/năm, đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm, khai thác được tất cả các loại tàu bay Code C và Code E, giải quyết căn bản tình trạng tắc nghẽn tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...