Không phải bất động sản hay chứng khoán, người giàu ở Châu Á đổ xô đi đầu tư vào loại tài sản độc đáo này

Mặc dù chủ yếu người đầu tư vào các bức tranh nghệ thuật này là gen Z và gen Y, nhưng họ không tiếc tay chi hàng nghìn USD cho những thứ mang đậm chất nghệ thuật…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhà đấu giá Victoire Gineste ra hiệu khi cô ấy chốt giá 21,9 triệu USD cho một bức vẽ tại nhà đấu giá Christie ở Paris vào ngày 18 tháng 5 năm 2022
Nhà đấu giá Victoire Gineste ra hiệu khi cô ấy chốt giá 21,9 triệu USD cho một bức vẽ tại nhà đấu giá Christie ở Paris vào ngày 18 tháng 5 năm 2022

Các nhà sưu tập trẻ giàu có ở châu Á đang thúc đẩy nhu cầu về các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là thông qua các kênh trực tuyến. Điều này khiến họ trở thành một khách hàng quan trọng của các nhà đấu giá quốc tế.

Mặc dù mới tham gia vào thị trường, tuy nhiên gen Z và gen Y đang chi tiêu mạnh cho việc sở hữu các tác phẩm nghệ thuật. Theo khảo sát của Art Basel & UBS về Thu thập Toàn cầu năm 2023 cho thấy, trong nửa đầu năm 2023, gen Y dẫn đầu việc chi tiêu cho những sản phẩm có tính chất độc đáo và đồ cổ là 59.785 USD, tiếp theo là gen Z chi 56.000 USD. So với năm 2022, năm nay gen Y đã vượt mặt gen Z trong việc tăng cường mua lại những sản phẩm này.

Nhà đấu giá Christie’s nói rằng, Châu Á là động lực chính cho hoạt động mua sắm của người trẻ toàn cầu tại Christie's. Bên cạnh đó đó, Trung Quốc đang là khu vực đóng góp hàng đầu về giá trị cho thế hệ gen Y, tiếp theo là Hồng Kông và Singapore tại Christie's Hong Kong 2023.

Cụ thể, những nhà nhà sưu tập đến từ Trung Quốc có chi tiêu trung bình cao nhất là 241.000 USD trong nửa đầu năm 2023, tiếp theo là Singapore là 38.000 USD và Đài Loan là 31.000 USD, với những khách hàng quen Trung Quốc cũng là những người chi tiêu lớn nhất trên toàn cầu.

Các nhà đấu giá quốc tế hàng đầu Sotheby's và Phillips cũng đã đưa ra dữ liệu về sự gia tăng mua hàng của các nhà sưu tập trẻ châu Á trong những năm gần đây. Riêng trong nửa đầu năm 2023, hoạt động đấu giá của các nhà sưu tập trẻ tuổi đã tăng từ mức 6% vào năm 2018 lên 30%. Cụ thể, gen Y chiếm gần 40% người mua của Christie ở Châu Á Thái Bình Dương và 20% ở Châu Mỹ, Châu Âu và Trung Đông. Bên cạnh đó sự gia tăng của gen Z là 65% trong số người mua mới vào năm 2023.

Những người trẻ tuổi có góc nhìn khác về nghệ thuật so với thế hệ cũ và việc mua sắm của họ cũng vậy. Năm ngoái, thế hệ Y chi tiêu nhiều nhất cho các tác phẩm điêu khắc, tác phẩm nghệ thuật sắp đặt, ảnh, phim ảnh hoặc video. Còn những nhà đầu tư Gen Z ưa chuộng nghệ thuật kỹ thuật số và tranh in.

Những nhà sưu tập trẻ tuổi này bị thu hút bởi tác phẩm mang tính tượng hình, bức tranh phong cảnh siêu thực khắc họa không gian tâm linh, tác phẩm đương đại và cổ điển của châu Á hoặc tác phẩm do nghệ sĩ mới nổi sáng tác.

Tại cuộc đấu giá mùa thu ở Hồng Kông năm 2023 của Christie's, 40% người mua mới chọn gốm sứ, tranh và tác phẩm đến từ Trung Quốc là người thuộc gen Y.

Thế hệ này thường mua tác phẩm nghệ thuật từ các danh sách trực tuyến. Họ ưa chuộng túi xách, đồng hồ và tranh in, những sản phẩm được tạo ra bằng cách bôi mực lên gỗ hoặc đá khắc và ép lên giấy.

Theo báo cáo của Grand View Research, quy mô của thị trường của những tác phẩm này trên nền tảng trực tuyến dự kiến sẽ tăng từ mức 9,72 tỷ USD vào năm 2022 lên 17,76 tỷ USD vào năm 2030.

Chủ tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương Francis Belin của Christie's cho biết sau đại dịch, thế giới nghệ thuật đã chứng kiến một “sự thay đổi lớn sang kỹ thuật số”.

Christie's cho biết, các nhà đấu giá đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật số để thu hút những người mua trẻ tuổi, những người hiểu biết về kỹ thuật số hơn và có kết nối toàn cầu hơn.

Có thể bạn quan tâm