Bên cạnh chính sách tài khoá và tiền tệ, đầu tư công sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm nay và những năm tiếp theo...
Vũ Phong
Trong bản cập nhật kinh tế mới nhất có tựa đề "Để đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng", Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 4,7% vào năm 2023, sau đó tăng dần lên 5,5% vào năm 2024 và 6,0% vào năm 2025.
"Chính sách tài khóa chủ động hỗ trợ nhu cầu ngắn hạn, loại bỏ các hạn chế đối với việc thực hiện hiệu quả đầu tư công và giải quyết các điểm nghẽn cơ sở hạ tầng có thể giúp nền kinh tế đạt được các mục tiêu này và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn", báo cáo WB nhấn mạnh.
PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ TỔNG CẦU TỐT NHẤT
Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang gặp thách thức từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Do đó, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ có thể hỗ trợ tổng cầu thông qua đầu tư công hiệu quả, qua đó tạo việc làm và kích thích hoạt động kinh tế.
Chính phủ đã lên kế hoạch nâng đầu tư công thêm 38% (so cùng kỳ) cho năm 2023 – tương đương 1,6% GDP (thông qua Chương trình Phục hồi và Phát triển Kinh tế 2022-2023). Công tác triển khai đang được đẩy nhanh, khi giải ngân vốn đầu tư công ước tăng tới 43,3% so cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm 2023.
Mặc dù vậy, tiến độ triển khai đầu tư công lâu nay vẫn chậm, chẳng hạn chỉ đạt 67,3% trong năm 2022. Do đó, WB cho rằng, các bước đi nhằm đẩy nhanh và cải thiện hiệu suất triển khai sẽ giúp giải quyết những hạn chế phát sinh về hạ tầng để phục vụ tăng trưởng, bao gồm nhu cầu đầu tư cấp thiết cho mạng lưới truyền tải điện cũng như nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
"Ngoài các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn, Việt Nam không nên bỏ qua các cải cách thể chế cơ cấu, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng và ngân hàng, vì những lĩnh vực này là điều bắt buộc đối với tăng trưởng dài hạn", bà Carolyn Turk nói.
Để đưa nền kinh tế trở lại đúng quỹ đạo, WB đề xuất một số giải pháp, như: Thực hiện hiệu quả ngân sách đầu tư công năm 2023 có thể kích thích tổng cầu và tăng trưởng kinh tế; đa dạng hóa các sản phẩm và điểm đến xuất khẩu để xây dựng khả năng phục hồi trung hạn trước các cú sốc bên ngoài; nâng cao hiệu quả của chính sách tài khóa trong việc khuyến khích thực hành và tiêu dùng xanh, góp phần xây dựng môi trường bền vững...
WB khuyến nghị, Việt Nam cần cho phép có sự linh hoạt trong các quy định về phân bổ ngân sách được xác định trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022 - 2023 và cho phép được linh hoạt phần nào để thực hiện một số hoạt động đấu thầu sớm trước khi phân bổ ngân sách. Các cấp có thẩm quyền cần cải tiến cách tiếp cận lựa chọn đối tượng và cơ chế cung cấp hỗ trợ trong hệ thống an sinh xã hội để điều này trở thành công cụ linh hoạt trong hỗ trợ cho những người dễ tổn thương khi gặp cú sốc kinh tế.
Các chuyên gia của WB cho rằng, từ năm 2024, Chính phủ sẽ từng bước quay lại củng cố tình hình tài khóa cho phù hợp với Chiến lược tài chính giai đoạn 2021-2030.
Nợ công và nợ được khu vực công bảo lãnh vẫn ở mức bền vững, ổn định quanh khoảng 36% GDP trong năm 2023, trước khi giảm xuống khoảng 34,4% vào năm 2025. Tài khoản vãng lai dự kiến sẽ dần được cải thiện, nhờ xuất khẩu phục hồi nhẹ, số lượt du khách quốc tế tiếp tục phục hồi và nguồn kiều hối vẫn đứng vững.
KHÔNG NÊN HY VỌNG VÀO ĐẦU TƯ TƯ NHÂN
Trước báo cáo trên của WB, tại một hội thảo kinh tế hồi đầu tháng 7, để nói về nền kinh tế Việt Nam hiện nay, TS. Nguyễn Đình Cung phải thốt lên rằng: "Với hơn 30 năm trải nghiệm qua các cải cách, thì đây là thời điểm khó khăn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam".
Cũng tại hội thảo, ông Cung nêu quan điểm, tổng cầu mà Chính phủ có thể kiểm soát, có thể tăng là đầu tư công. Việc giảm thuế 6 tháng là quá ít, trong khi tình hình khó khăn còn kéo dài lẽ ra nên giảm nhiều hơn.
Đặc biệt, ông Cung cho rằng không nên hy vọng tư nhân đầu tư vào thời điểm này. Bởi lẽ không có động lực, không có cơ chế khuyến khích, tinh thần kinh doanh rất ảm đạm. Ông cũng thừa nhận rằng nói đến đầu tư công là vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, vì không phải bây giờ mới chậm, mà đã kéo dài nhiều năm nay. Tất cả chúng ta đều biết giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng thực ra cải thiện đó không bền vững.
TS. Nguyễn Đình Cung
Thậm chí, việc bỏ đi một khâu xin phép trong thủ tục là giảm đi một rủi ro đối với công chức thực thi, làm giảm nguy cơ mắc vào tội làm trái quy định cũng là điều cần thiết.
Vấn đề này, Chính phủ đã có nhiều giải pháp, song theo TS. Nguyễn Đình Cung, việc đầu tiên cần làm là hóa giải được căn bệnh "sợ sai không dám làm", nếu không thì việc chậm vẫn xảy ra; phải nêu rõ cách làm thế nào, ai làm.
“Tôi cho rằng muốn đẩy mạnh đầu tư công cần bỏ chủ trương đầu tư trong Luật Đầu tư, tất cả những dự án đầu tư công quan trọng đã có trong quy hoạch, qua rất nhiều vòng lựa chọn rồi thì nên cho triển khai ngay, khi có quyết định là tìm kiếm nhà đầu tư luôn chứ không đợi triển khai rồi mới tìm, như vậy sẽ mất 3 - 4 năm nữa”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.
Bên cạnh đó, theo ông Cung, cũng nên xem lại một số quy định trong Luật Đầu tư, và một số luật liên quan khác, từ đó bỏ đi những thứ đang kìm hãm hay ngăn cản trong việc đầu tư.
Liên quan đến vấn đề đầu tư công, TS. Johnathan Picus, Kinh tế Trưởng UNDP, cũng đánh giá tỷ lệ đầu tư công trên GDP của Việt Nam đang giảm và càng địa phương hóa.
Ông Johnathan Picus cho rằng, Việt Nam là một trong những nước phân cấp cao nhất trên thế giới về đầu tư công. Mặc dù vậy, chi cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam tương đối cao nhưng còn lãng phí nhiều, trùng lắp và dự án không hiệu quả. Vì thế, Việt Nam cần lật ngược suy giảm trong đầu tư công, việc này cũng để đối mặt với chuyển dịch năng lượng và khí hậu.
Các cổ phiếu ngành xây dựng phù hợp với chiến lược đầu tư theo chủ điểm và tận dụng những nhịp biến động ngắn hạn với những thông tin cập nhật về việc trúng thầu hoặc tin tức về đẩy mạnh đầu tư công, vì có thể sẽ chưa thấy rõ sự tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian tới...
Muốn giải ngân hết số vốn đầu tư công được giao, từ nay đến cuối năm, trung bình mỗi tháng Bộ Giao thông vận tải phải giải ngân khoảng 9.000 tỷ đồng, cao gấp khoảng 1,5 lần những tháng trước.
Chiều 4/7, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, dự kiến đến 30/6, số liệu giải ngân ước đạt gần 216.000 tỷ đồng, đạt 30,49% so với kế hoạch Chính phủ giao, cao hơn cùng kỳ năm 2022 (27,75%)...
Đứng trước những nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu, người ta thường nghĩ đến sự tác động bề nổi vào các doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên thực tế những chính sách thuế sẽ có thể “ăn sâu” vào cả thị trường nội địa…
Chính phủ đề xuất kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, thanh tra tổng cục, thanh tra cục thuộc bộ, thanh tra sở, thanh tra huyện; không tổ chức thanh tra chuyên ngành ở các bộ, sở...
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...
Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực tỉnh, thành ủy để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương...
Mặc cho tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ rủi ro, bất ổn tăng cao do chính sách thuế của nước Mỹ, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp đà tăng trưởng tích cực…
Theo Bộ trưởng Nội vụ, việc bổ sung cơ chế để xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời” với quy định sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, hiện đại hóa công tác quản lý công chức theo hướng minh bạch, hiệu quả...
Tổng Bí thư Tô Lâm giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035...
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết để 100 triệu người dân khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần với 250.000 đồng/người sẽ cần khoảng 25.000 tỷ đồng/năm...
Cùng với việc yêu cầu tăng cường quản lý thị trường vàng, phòng chống buôn lậu, thao túng, găm hàng, Thủ tướng giao Bộ Công an cương quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hình sự trong lĩnh vực này...
Dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đề xuất Thủ tướng chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sau sáp nhập...
Tổng Bí thư khẳng định, phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu rất lớn, đất nước muốn phát triển thì phải tập trung giải quyết yêu cầu đó để có nguồn lực cho đầu tư phát triển, cùng với yêu cầu phát triển về văn hoá, giáo dục, y tế...
Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững...