Lãi suất huy động đặc biệt có đủ sức hấp dẫn người dân?

Rất nhiều nhà đầu tư vẫn băn khoăn trong việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận từ gửi tiết kiệm, chứng khoán, bất động sản đến các sản phẩm tài chính khác...

12-7901.jpg
Khảo sát biểu lãi suất tại ngân hàng SeABank

Dù mức điều chỉnh lãi suất tiết kiệm không nhiều, nhưng hàng loạt ngân hàng cùng tăng lãi suất huy động, đã tạo một mặt bằng mới để nhằm giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, dường như nhiều người dân vẫn đang hờ hững với gửi tiền ngân hàng và băn khoăn lựa chọn giữa các kênh đầu tư khác nhau.

CÓ 2.000 TỶ NÊN GỬI TIẾT KIỆM HAY ĐẦU TƯ KÊNH KHÁC?

Khảo sát của Thương Gia cho thấy, đầu tháng 10/2024, lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại trong nước vẫn tiếp tục xu hướng tăng nhằm thu hút nguồn vốn từ người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với tháng trước, đà tăng đã chững lại rõ rệt, khi mức điều chỉnh lãi suất không còn quá đột biến.

PVComBank hiện đang dẫn đầu thị trường ngân hàng với mức lãi suất cao nhất, lên tới 9,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Tuy nhiên, để hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải gửi ít nhất 2.000 tỷ đồng. Đây là một con số khổng lồ, chỉ phù hợp với các tập đoàn, tổ chức lớn hoặc giới siêu giàu.

Đứng ngay sau là HDBank, với mức lãi suất khá hấp dẫn, lên tới 8,1%/năm cho kỳ hạn 13 tháng. Đối với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tại đây ở mức 7,7%/năm. Tuy nhiên, để hưởng được mức lãi suất ưu đãi này, khách hàng phải duy trì số dư tối thiểu 500 tỷ đồng.

Không kém cạnh, MSB cũng áp dụng mức lãi suất lên tới 8%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 7%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, đối với các khoản tiền gửi tại quầy. Đáng chú ý, điều kiện để áp dụng mức lãi suất này bao gồm sổ tiết kiệm mở mới hoặc sổ tiết kiệm mở trước ngày 1/1/2018, tự động gia hạn kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng, cùng với yêu cầu số tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên.

anh-chup-man-hinh-2024-10-11-luc-135557-225.png

Trong khi đó, DongA Bank cung cấp mức lãi suất 7,5%/năm cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 13 tháng trở lên, với số tiền gửi từ 200 tỷ đồng trở lên. Tại ngân hàng SeABank, khách hàng có thể nhận được mức lãi suất ưu đãi lên tới 5,95%/năm nếu sở hữu khoản tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên.

Mặc dù lãi suất của các ngân hàng nêu trên đưa ra khá hấp dẫn, thế nhưng khi nhìn vào những điều kiện tiền gửi khắt khe mà các nhà băng đính kèm, nhiều nhà đầu tư cũng phải “lắc đầu” vì không phải ai cũng có thể sở hữu khoản tiền lớn như vậy.

Kể cả những cá nhân hay tổ chức đủ điều kiện thì chưa chắc gửi tiết kiệm đã là kênh đầu tư họ chọn bởi với khoản tiền khổng lồ trên có thể bỏ vào những “giỏ” mang lại tỷ suất sinh lời cao hơn.

Điển hình như giá vàng trong thời gian qua đã tăng cả triệu đồng, liên tiếp lập đỉnh, thậm chí nếu so từ đầu năm còn sinh lãi cao gấp nhiều lần gửi tiết kiệm. Hay kênh chứng khoán, đặc biệt là cổ phiếu của các công ty công nghệ và dịch vụ tài chính, đã thu hút nhiều sự chú ý do khả năng mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Bất động sản cũng luôn là một kênh đầu tư ưu thích tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thị trường nhà đất có dấu hiệu hồi phục.

Tuy nhiên, lựa chọn kênh đầu tư nào vẫn phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng nhà đầu tư. Mặc dù vàng, bất động sản hay gửi tiết kiệm có thể mang lại mức sinh lời cao hơn, nhưng điều này cũng đi kèm với rủi ro lớn. Nhà đầu tư luôn phải chấp nhận tình huống “được ăn cả, ngã về không”. Còn với kênh gửi tiết kiệm không có gì phải bàn khi độ an toàn dường như là tuyệt đối.

Trên thực tế, cũng có rất nhiều doanh nghiệp thu về hàng tỷ đồng mỗi ngày nhờ gửi tiền ngân hàng. Điển hình như “ông lớn” ngành dầu khí PV GAS "ngồi không" cũng bỏ túi hàng trăm tỷ lãi tiền gửi mỗi quý. Trong quý 2 vừa qua, doanh thu tài chính của doanh nghiệp này đạt gần 445 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là lãi tiền gửi. Con số này thấp hơn mức gần 600 tỷ cùng kỳ 2023 chủ yếu do mặt bằng lãi suất thấp hơn. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, PV Gas "bỏ túi" gần 831 tỷ đồng lãi tiền gửi, tương ứng trung bình mỗi ngày lãi 4,5 tỷ đồng.

Trường hợp tương tự cũng diễn ra tại VNPT, Lọc hoá dầu Bình Sơn, Tổng công ty Cảng hàng không (ACV), Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Thế Giới Di Động, Vinamilk, FPT…

"BỎ TRỨNG VÀO GIỎ NÀO"?

Dự báo về xu hướng đầu tư trong thời gian tới, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế đã chia sẻ với báo chí rằng giá vàng sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ kết quả cuộc bầu cử tại Mỹ trong giai đoạn từ nay đến cuối năm 2024 và năm 2025.

Ông Hiển nhận định, nếu Donald Trump tái đắc cử, khả năng giá vàng sẽ hạ nhiệt, nhưng nếu ngược lại, giá vàng có thể tiếp tục tăng. Tuy nhiên, ông cho rằng khả năng giảm giá vàng có vẻ cao hơn.

Về thị trường bất động sản, TS. Hiển cho biết hiện tại thị trường này thiếu xung lực mới và các nhà đầu tư đang trong tâm lý chờ đợi. Ông phân tích rằng với các chính sách và cải cách của nhà nước, thị trường sẽ khó có những cơn sốt "lùa gà," do nhiều công ty bất động sản không còn dựa vào phát triển dự án từ vốn ứng trước của khách hàng hay đua nhau vay tiền lướt sóng.

Điều này có nghĩa là nhà đầu tư, kể cả những người lướt sóng, cần phải dựa vào chuyên môn và năng lực tài chính của mình. Mặc dù không dễ kiếm lời, bất động sản vẫn được xem là kênh đầu tư hàng đầu tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

Theo ông Hiển, phải đến năm 2026, các chính sách hỗ trợ bất động sản mới thực sự có tác động tích cực đến thị trường. Ông dự đoán rằng trong giai đoạn 2025-2026, thị trường có thể xuất hiện những làn sóng đầu tư mới từ những người có khả năng phân tích và dự đoán thị trường, điều này sẽ góp phần giúp thị trường trưởng thành và tăng cường niềm tin của người dân.

Về kênh đầu tư chứng khoán, TS. Hiển dự báo rằng trong quý 4 sẽ có một đợt sóng khá mạnh kéo dài vài tuần. Tuy nhiên, sau đó, nhiều nhà đầu tư sẽ chốt lời, khiến VN-Index trở về mức 1250 điểm vào dịp Tết Dương lịch.

Đối với kênh gửi tiền ngân hàng, những người có số vốn từ vài tỷ trở lên cảm thấy lãi suất 5% không còn hấp dẫn, và họ có xu hướng chuyển một phần vào kênh đầu tư sinh lời cao hơn, đó là chứng khoán.

Xem thêm

Đất nền thoát đáy: “Kênh đầu tư vua” đang trở lại

Đất nền thoát đáy: “Kênh đầu tư vua” đang trở lại

Các Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và khoản 2, điều 209 của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/8 sẽ có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản…

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Việt Nam đã chứng kiến sự ra đời của ngân hàng "0 đồng" khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp mua lại các tổ chức gặp khó khăn như GP Bank, OceanBank và CBBank. Hành động này không chỉ bảo vệ người gửi tiền mà còn mở ra những bài học quý giá về quản trị và giám sát trong ngành ngân hàng...

Techcombank “chia tay” Manulife, bancassurance liệu đã hết thời?

Techcombank “chia tay” Manulife, bancassurance liệu đã hết thời?

Sau hơn một thập kỷ hợp tác, Techcombank thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng độc quyền với Manulife. Quyết định này đặt ra nhiều nghi vấn về tương lai của bancassurance. Với những thách thức đang hiện hữu, con đường phát triển của lĩnh vực này dường như vẫn còn rất mờ mịt...

“Mất bò” mới lo mua bảo hiểm

“Mất bò” mới lo mua bảo hiểm

Sau cơn bão Yagi, nhiều người dân mới thực sự nhận ra giá trị của việc mua bảo hiểm. Những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và kinh tế khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn, và bảo hiểm trở thành giải pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống trước những rủi ro bất ngờ…

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...