Liên tiếp hai ngày, Houthis sử dụng UAV tấn công các mục tiêu quan trọng ở Ả rập Xê út

Trong hai ngày 22 và 23/4 lực lượng Houthi (phong trào AnsarAllah) tại Yemen đã sử dụng UAV mang bom tự sát tấn công liên tiếp vào những mục tiêu kinh tế, quân sự nhạy cảm của Ả rập Xê út - quốc gia dẫn đầu liên minh quân sự can thiệp vào Yemen.

Ngày 22/4, lực lượng Houthi tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào Căn cứ Không quân King Khalid ở tỉnh Asir, miền nam Ả Rập Xê Út.

Đầu giờ sáng ngày 22, lực lượng vũ trang kháng chiến Yemen phóng một UAV mang bom tự sát Qasef-2K vào một mục tiêu, được mô tả là "cơ sở quân sự quan trọng" trong căn cứ không quân này.

Lực lượng Houthi sử dụng UAV tấn công vào căn cứ không quân King Khalid
Lực lượng Houthi sử dụng UAV tấn công vào căn cứ không quân King Khalid

Truyền thông liên quân do Saudi dẫn đầu tuyên bố, các phương tiện phòng không đánh chặn thành công chiếc UAV ở thành phố Khamis Mushait. Thành phố này liền kề Căn cứ Không quân King Khalid.

“Các nỗ lực thù địch của Houthi nhằm vào dân thường và các đối tượng dân sự một cách hệ thống và có chủ ý” - Đại tá Turki Al-Malki, phát ngôn viên của liên minh tuyên bố - "Chúng tôi đang thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ dân thường, phù hợp với luật nhân đạo quốc tế".

Tới sáng ngày 23/4, lực lượng Houthi tiếp tục tấn công bằng UAV vào các mục tiêu trên địa phận các tỉnh phía nam Ả rập Xê-út là Jizan và 'Asir.

Lực lượng Houthi sử dụng UAV tấn công một mục tiêu ở tình Jizan
Lực lượng Houthi sử dụng UAV tấn công một mục tiêu ở tình Jizan

Chiếc UAV tự sát Samad-3 của Houthi tấn công vào một cơ sở của tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Aramco của Hoàng gia Ả rập Xê Út trên địa phận tỉnh Jizan. Đồng thời, Houthi tiếp tục tấn công vào Căn cứ Không quân King Khalid ở 'Asir bằng 2 UAV Qasef-2K.

Cuối buổi sáng, Houthi tiếp tục phóng một chiếc UAV Qasef-2K vào một "vị trí quân sự" ở Căn cứ Không quân King Khalid.

Những cuộc tấn công liên tiếp vào một nhóm mục tiêu cho thấy, khả năng thành công trong các vụ tấn công của lực lượng Houthi khá cao.

Samad-3 có tầm bay hơn 1.500 km, tầm bay của Qasef-2K khoảng 150 km, cả hai UAV này được trang bị đầu đạn phân mảnh lượng nổ mạnh HE-FRAG.

Thiếu tướng Yahya Sari’ - phát ngôn viên phong trào kháng chiến Ansar Allah - tuyên bố: “Các cuộc tấn công vào những mục tiêu này nhằm đáp trả những cuộc không kích, chiến tranh xâm lược và cuộc bao vây phong tỏa đang diễn ra trên Yemen”.

Truyền thông Liên quân do Ả rập Xê-út dẫn đầu tuyên bố, phòng không liên quân đã bắn hạ cả ba UAV. Liên quân không bình luận gì về cuộc các cuộc tấn công liên tiếp vào Căn cứ Không quân King Khalid và cũng không công bố bằng chứng nào (video, hình ảnh hiện trường) để minh chứng cho tuyên bố trên.

Một bồn chứa dầu mỏ của công ty Aramco bị UAV tấn công

Lực lượng Houthi liên tục phóng các UAV tự sát vào các mục tiêu kinh tế và quân sự của Ả rập Xê Út kể từ đầu năm. Truyền thông liên quân do Ả rập Xê-út dẫn đầu công bố một số video, ghi lại các cuộc đánh chặn. Nhưng mạng xã hội đã ghi lại một số cuộc tấn công thành công của Houthi.

Trong năm 2021, lực lượng Houthi thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa, nhằm biến Ả Rập Xê-út thành vùng chiến sự, buộc Riyadh chấm dứt cuộc chiến ở Yemen. Đến lúc này, Ả rập Xê út vẫn chưa chấp nhận thất bại và một giải pháp chính trị, dù tiếp tục bị tổn thất và thương vong.

Liên quân do Ả rập Xê út dẫn đầu sẽ không chấm dứt chiến tranh nếu lực lượng Houthi chưa đánh chiếm hết các khu khai thác dầu mỏ ở Yemen. Chiến tranh chỉ có thể chấm dứt khi lực lượng Houthi có đủ khả năng mở rộng vùng kiểm soát với diện tích lớn hơn hoặc những cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa buộc Ả rập Xê út phải đóng cửa nền kinh tế dầu mỏ để tránh tổn thất.

Có thể bạn quan tâm

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

Ngân hàng HSBC đã bổ nhiệm nữ Giám đốc Tài chính đầu tiên trong lịch sử 159 năm hoạt động. Cùng với đó, ngân hàng cũng công bố một cuộc cải cách cơ cấu lớn, thành lập các đơn vị kinh doanh mới nhằm tối ưu hóa và nâng cao tính năng động trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều đang thay đổi…

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Công ty robotaxi Trung Quốc Pony AI đã nộp hồ sơ IPO tại Mỹ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh các công ty Trung Quốc dần quay lại thị trường chứng khoán Mỹ sau thời gian gặp gián đoạn…

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang làm dấy lên các tranh luận về tương lai của ngành công nghiệp xe điện. Trong đó, Hàn Quốc lo ngại rằng hàng tỷ USD của họ có thể gặp rủi ro khi những thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến hàng loạt dự án và ưu đãi mà các doanh nghiệp nước này đang hưởng lợi…

"Giới siêu giàu" đang được định nghĩa lại?

Định nghĩa "Giới siêu giàu" đã thay đổi

Với sự gia tăng nhanh chóng của các tỷ phú đã khiến người ta bắt đầu phải tìm kiếm một định nghĩa mới - phù hợp hơn để miêu tả chính xác thế nào là "Giới siêu giàu".