M&A toàn cầu: Trung Quốc đang vượt xa các nước khác

Tân Hoa Xã ngày 6/3 dẫn báo cáo mới đây của hãng kiểm toán Deloitte dự báo thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) ngoài nước của các công ty công nghệ, truyền thông và viễn thông Trung Quốc sẽ tăng trưở
M&A toàn cầu: Trung Quốc đang vượt xa các nước khác

Theo “Báo cáo hoạt động M&A ngoài nước trong các ngành công nghệ, truyền thông và viễn thông của Trung Quốc năm 2017” của Deloitte, Trung Quốc là quốc gia tài trợ hết sức tích cực cho các hợp đồng M&A trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông (TMT) trong giai đoạn 2012-2016.

"Tỷ lệ tăng trưởng tính gộp hàng năm (xét về con số các thương vụ M&A ở ngoài nước) là 27%, vượt xa so với Bắc Mỹ, châu Âu và các khu vực khác trên thế giới.

Deloitte cho rằng sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước phát triển và Sáng kiến "một vành đai, một con đường" của Trung Quốc là 3 động lực chính của tốc độ tăng trưởng ấn tượng nói trên.

Hoạt động giao dịch chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực công nghệ, chiếm hơn 50% tổng số thương vụ M&A trong cả 3 ngành công nghệ, truyền thông và viễn thông trong năm 2016.

Theo ông Keat Lee, chuyên gia tư vấn của Deloitte China, số liệu này cho thấy Trung Quốc ngày càng "khát" công nghệ tiên tiến của nước ngoài.

Trong khi đó, ông William Chou, chuyên gia quản lý công nghiệp của Deloitte China, nhận định nhu cầu đối với công nghệ của nước ngoài và những động lực tăng trưởng mới ở các thị trường ngoài nước khiến Trung Quốc trở thành "đầu tàu" trên thị trường M&A toàn cầu.

Deloitte cho rằng hoạt động đầu tư M&A ngoài nước của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ sẽ tiếp tục tăng tốc trong năm 2017.

Tổng số thương vụ M&A sẽ tăng trưởng ổn định bởi các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc sẽ cố gắng mua lại các công ty công nghệ cao và nhận thấy được chiến lược toàn cầu hóa của các công ty này.

Trên thị trường toàn cầu, tốc độ tăng trưởng M&A hàng năm tính gộp của cả 3 ngành TMT là 7% trong giai đoạn 2012-2016, với giá trị giao dịch đạt 440 triệu USD trong năm 2016, mức kỷ lục trong vòng 5 năm qua.

Báo cáo của Deloitte cũng nêu bật những thách thức đối với hoạt động M&A xuyên biên giới trong lĩnh vực TMT, bao gồm những hạn chế về chính trị và pháp lý từ các chính phủ, rủi ro hoạt động và tài chính xuất phát từ các thương vụ M&A có giá trị lớn cũng như những vấn đề quản lý hậu sáp nhập.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…