Mark Court người sơn các đường vân trên tất cả các xe Rolls-Royce

Mark Court là người duy nhất sơn các đường vân trên tất cả các xe Rolls-Royce kể từ năm 2003 và đến nay vẫn chưa tìm được người kế nhiệm.
Mark Court người sơn các đường vân trên tất cả các xe Rolls-Royce

Một trong những lý do khiến Rolls Royce trở nên đắt đỏ là chi tiết vẽ tay (coachline) được thực hiện bởi duy nhất một người. Nhân vật nắm giữ trọng trách đặc biệt này là Mark Court. Coachline, đường kẻ trang trí dọc thân xe, là một trong những đặc trưng thiết kế nổi bật nhất của Rolls-Royce. Đây cũng là công đoạn cuối cùng trong quy trình chế tạo. Và sau đây là câu chuyện về người nghệ sĩ với tài năng có một không hai này...

Mark Court kẻ đường thẳng tất cả các xe Rolls-Royce 6 mét bằng tay không

Mark Court là họa sĩ ký hiệu có đôi bàn tay đã vẽ các đường sọc (dải đường kẻ) trên tất cả các xe Rolls-Royce kể từ khi thương hiệu này mở nhà máy Goodwood tại Anh vào năm 2003. Một người tài năng như Mark Court không dễ kiếm. Anh đã bay đến Đức để gặp Cameron, người phụ trách thiết kế Rolls-Royce. Cameron là người trực tiếp dạy Mark Court làm thế nào để có những đường vẽ tay hoàn hảo.

Mark Court đã mất 5 năm học việc và trung bình mỗi ngày, Mark Court chỉ đủ thời gian vẽ được 2 đường coachline trên 1 chiếc Rolls-Royce. Đó phải là một đường thẳng chính xác tuyệt đối dài 6m, rộng 3mm trên thân xe. Vẽ coachline là bước cuối cùng trong quá trình sản xuất. Do đó, nếu không may có sai sót, toàn bộ chiếc xe sẽ phải đi sơn lại. Theo AutoJosh, công việc vẽ đường kẻ này mang đến cho Mark Court mức lương 6 con số.

Công việc của Mark Court yêu cầu "tinh thần thép"

Mark Court sử dụng bút lông sóc tự cắt tỉa để có hình dạng phù hợp. Anh còn phải xoa phấn các ngón tay để dễ dàng trượt trên bề mặt sơn nhẵn của ô tô. Vì phải vẽ một đường thẳng không mắc lỗi nên công việc này tạo gánh nặng tâm lý rất lớn.

Mark Court cho biết: "Nếu bạn lo lắng về việc ai sở hữu chúng hoặc chiếc xe sẽ đi đâu, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý. Vậy thì bạn chỉ cần học cách không quan tâm và dồn sự tập trung cho công việc của mình".

Tuy nhiên, công việc của Mark Court không đơn thuần chỉ là kẻ các đường thẳng. Khách hàng cũng yêu cầu nhiều thiết kế khác nhau bao gồm hoa, đầu ngựa hoặc tên viết tắt...

Khi có thời gian được nghỉ ngơi - chẳng hạn như khi nhà máy đang được trang bị lại để chế tạo một mẫu xe mới - Court thường đi đến nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Anh sẽ sơn xe cho khách hàng hoặc biểu diễn kỹ năng của mình trong các cuộc triển lãm công cộng.

Người họa sĩ tài năng độc đáo của thương hiệu đã dành hàng giờ để vẽ những đường nét và bông hoa trên chiếc xe trưng bày Serenity của Rolls-Royce được ra mắt tại Geneva Motor Show vào năm 2015.

Mark Court - Người đàn ông tâm huyết với nghề 

Các kỹ sư của thương hiệu này luôn dành sự quan tâm của mình tới từng chi tiết trên xe, cho dù là những thứ nhỏ nhất. Trong khi nhiều nhà sản xuất xe hơi khác cho ứng dụng một loạt các công nghệ tiên tiến như robot và tự động hóa trong các nhà máy của mình nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất thì Rolls-Royce lại chỉ có duy nhất có bốn cánh tay robot tại nhà máy Goodwood của mình.

Nếu mua một chiếc Rolls-Royce và sau khi giao hàng, đột nhiên bạn muốn có coachline trên chiếc xe của mình, hãng sẽ cử Mark đến tận nơi. Cho dù bạn ở bất kỳ đâu trên thế giới, anh cũng sẽ có mặt chỉ để vẽ đường thẳng lên thân xe.

Điểm hấp dẫn khách hàng nhất của Rolls-Royce còn là mức độ cá nhân hóa cao mà hãng xe này có thể mang lại nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng. Đội ngũ sản xuất của công ty luôn muốn đảm bảo rằng chiếc xe của bạn là "độc nhất".

Mark Court bật mí: "Là một nghệ nhân trang trí vỏ xe hơi, tôi có thể tạo nên một đường sọc dài theo thân xe. Sự độc đáo ở đây là tôi hoàn toàn làm bằng tay. Và tôi là người duy nhất ở Rolls-Royce có thể làm điều này. Những cây bút tôi sử dụng được làm từ lông sóc. Chúng tôi nhận ra rằng hầu hết các bàn chải hiện nay mà con người tạo ra có xu hướng để lại các dấu cọ trên những đường sọc này. Còn đây là lông tự nhiên, không thể lại dấu vết gì cả. Chúng tôi chỉ có một tiêu chuẩn thôi, một tiêu chuẩn rất cao, đó là hoàn toàn không để lại vết cọ."

Court cho biết anh vẫn đang cố gắng tìm một người học việc để một ngày nào đó thay thế vị trí của anh tại Rolls-Royce.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...