Mẹo chăm sóc tóc uốn tại nhà chuẩn salon

Một mái tóc uốn xoăn bồng bềnh, mềm mượt luôn mang đến cho bạn vẻ đẹp quyến rũ và nổi bật. Chăm sóc tóc xoăn đúng cách tại nhà chính là chìa khóa giúp bạn giữ được vẻ đẹp bồng bềnh, óng ả của mái tóc xoăn một cách bền lâu.
Mẹo chăm sóc tóc uốn tại nhà chuẩn salon

Nhiều bạn cho rằng vấn đề làm tóc xoăn và chăm sóc tóc xoăn vô cùng khó khăn. Tuy nhiên việc chăm sóc tóc xoăn sóng nước không khó như bạn vẫn thường tưởng tượng. Với việc tạo cho mình những thói quen chăm sóc tốt và phù hợp hàng ngày bạn sẽ sớm thành công thôi!

Mẹo chăm sóc tóc uốn tại nhà chuẩn salon

Mái tóc xoăn bồng bềnh mang đến vẻ đẹp quyến rũ.

Tuyệt đối không nên gội đầu ngay sau khi vừa uốn tóc

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việcchăm sóc tóc uốn. Mái tóc uốn sẽ cần tới hóa chất để tạo nếp tóc. Và nếu muốn nếp tóc được bền đẹp lâu dài, bạn cần thời gian để các hóa chất được thấm sâu vào tóc để giữ nếp tóc. Thường chúng ta sẽ mất khoảng 2 ngày để nếp tóc được định hình cố định sau khi uốn.

Và thực tế là khi ở salon làm tóc chúng ta cũng đã được gội đầu sạch sẽ rồi. Nên việc gội đầu liền ngay sau uốn là hoàn toàn không cần thiết. Chính vì vậy hãy để tóc được ổn định sau khi uốn rồi mới gội đầu. Tránh tình trạng tóc bị “nhả” nếp khi gội đầu quá sớm nhé.

Mẹo chăm sóc tóc uốn tại nhà chuẩn salon-2

Tuyệt đối không nên gội đầu ngay sau khi vừa uốn tóc

Gội đầu

Gội đầu quá thường xuyên thậm chí là 1-2 lần/ngày không giúp gì cho tóc. Điều này sẽ làm tóc dễ bị khô và các nếp sóng xoăn sẽ bị duỗi ra. Cường độ gội thích hợp nhất là từ 2-4 lần/tuần. Tuy nhiên nếu bạn thuộc loại da dầu thì nên sử dụng dầu gội khô để làm sạch da đầu.

Khi gội đầu nhiệt độ nước cũng khá quan trọng. Các bạn nên gội đầu bằng nước lạnh. Mùa đông cũng chỉ nên sử dụng nước khoảng 35 độ để gội đầu; vì nước quá nóng sẽ làm tóc khô xơ và gàu xuất hiện.

Mẹo chăm sóc tóc uốn tại nhà chuẩn salon-3

Bạn chỉ nên dùng nước mát hoặc nước ấm (đối với mùa đông) để gội đầu.

Đối với tóc xoăn, cách gội đầu rất quan trọng bởi nếu không sau khi gội mái tóc của bạn trở nên rối bù và mất nếp tóc. Bạn nên gội và massage nhẹ nhàng tóc theo chiều từ trên xuống để tóc không bị rối, xù và chỉ nên gội từ 2 - 3 lần/tuần để tóc có thời gian hấp thụ các dưỡng chất mà không làm tổn hại đến tóc.

Dưỡng ẩm cho tóc

Đối với mái tóc uốn, việc dưỡng tóc là điều hết sức quan trọng. Bạn cần có kế hoạch chăm sóc tóc cho mình bằng các sản phẩm chuyên sâu dành cho tóc uốn. Đặc biệt là các sản phẩm có tính dưỡng ẩm cao cho mái tóc của mình. Việc dưỡng ẩm tốt sẽ mang lại cho bạn 1 mái tóc chắc khỏe và bồng bềnh vào nếp.

Bạn nên duy trì ủ hoặc hấp tóc từ 1 - 2 lần/tuần để có mái tóc bóng, khỏe, suôn mềm. Lấy một lượng kem ủ tóc vừa đủ thoa đều lên tóc (cách da đầu 2 cm) vừa mới gội, massage nhẹ nhàng sau đó dùng khăn ấm hoặc mũ trùm bao gọn phần tóc lại, ủ từ 20 - 30 phút, xả lại bằng nước mát.

Mẹo chăm sóc tóc uốn tại nhà chuẩn salon-4

Ngoài các sản phẩm kem ủ tóc bạn có thể tự chế mặt nạ ủ tóc từ các nguyên liệu thiên nhiên như: Dầu dừa, quả bơ, nha đam...

Sử dụng tinh dầu, dầu dưỡng khi tóc đã khô khoảng 80%. Lấy một lượng vừa đủ (từ 1 - 5 giọt) với lượng tóc ra lòng bàn tay, xoa đều hai lòng bàn tay vào nhau đến khi có độ ấm, sau đó bóp nhẹ vào tóc. Tóc sẽ hấp thụ được dưỡng chất một cách nhanh chóng nhờ nhiệt từ lòng bàn tay.

Bạn có thể dùng xả khô cho mái tóc xoăn bằng cách thoa đều xả khô lên tóc khi tóc đã khô, dùng tay bóp nhẹ theo hướng đi lên để tóc thấm xả và các lọn tóc vào nếp.

Chải tóc

Bạn chỉ nên dùng lược răng thưa chải khi tóc đã khô để dễ dàng gỡ rối các sợi tóc giảm thiểu tóc bị gãy rụng. Thay vì dùng lược để chải tóc bạn dùng tay luồn qua các kẽ tóc, vuốt tóc gọn gàng mà lại không làm tổn hại đến sợi tóc.

Mẹo chăm sóc tóc uốn tại nhà chuẩn salon-5

Lược răng thưa sẽ không làm hỏng nếp tóc.

Sấy tóc

Tóc uốn nên được để khô tự nhiên sẽ dễ giữ nếp hơn khi sấy bằng máy sấy. Tuy nhiên nếu sử dụng máy sấy, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:

  • Không sấy khô hoàn toàn tóc mà chỉ sấy tới khi tóc còn hơi ẩm. Vì nếu tóc được sấy quá khô sẽ dẫn đến tình trạng tóc bị xơ, rất khó định hình lại nếp tóc uốn ban đầu.
  • Không sấy với nhiệt độ quá cao sẽ dễ làm tóc bị hư tổn, mất nếp.
  • Khi sấy bạn cần sử dụng kèm 1 cây lược tròn để tạo lọn cho tóc. Hoặc có thể dùng tay xoắn tóc theo chiều từ ngoài vào trong để các lọn tóc vào đúng nếp tóc ban đầu.
  • Sau khi sấy cần dùng các sản phẩm chăm sóc tóc, đặc biệt là dưỡng ẩm cho tóc để tóc chắc khỏe, bồng bềnh và vào nếp.
Mẹo chăm sóc tóc uốn tại nhà chuẩn salon-6

Sấy tóc đúng cách để tóc giữ được nếp.

Giữ nếp tóc uốn

Ngoài các mẹo cơ bản để chăm sóc tóc uốn đúng cách như đã trình bày ở trên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây để tóc được giữ nếp tốt nhất:

  • Buổi tối là thời điểm để mái tóc được chăm sóc giữ nếp tốt nhất.
  • Trước khi ngủ, bạn có thể dùng lô cuốn định hình lọn tóc để tránh khi ngủ cựa quậy là tóc rối bù, mất nếp.
  • Khi ngủ dậy, bạn hãy chia đôi mái tóc sáng hai bên và dùng tay bóp nhẹ theo hướng từ dưới lên trên. Hoặc dùng tay uốn nhẹ tóc thành 2 lọn theo hướng từ ngoài vào trong.
  • Thời gian rảnh như khi đọc sách, xem tivi, bạn nên sử dụng lô cuốn để tạo lọn tóc đẹp và vào nếp bồng bềnh nhé.
  • Khi ra ngoài, đặc biệt là khi đi xe máy, bạn nên búi tóc gọn gàng để tránh gió khiến tóc rối bù và làm mất nếp tóc.
Mẹo chăm sóc tóc uốn tại nhà chuẩn salon-7

Cuốn lô đúng cách để tạo đúng kiểu xoăn sóng tại nhà

Xem thêm

Louis Vuitton trình làng BST túi Artycapucines

Louis Vuitton trình làng BST túi Artycapucines

BST Artycapucines mới trình làng Louis Vuitton là nơi giao thoa giữa nghệ thuật sáng tạo đến từ các nghệ sỹ và kỹ nghệ chế tác đỉnh cao của Louis Vuitton. Mỗi một mẫu túi Capucines mang dấu ấn nghệ thuật của từng nghệ sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...