Một tháng World Cup 2018, ngành bán lẻ và dịch vụ của Nga thắng lớn thế nào?

Một tháng ăn bóng đá, ngủ bóng đá ở nước Nga sắp khép lại và ngành bán lẻ, dịch vụ khách sạn ở xứ sở Bạch Dương đã chiến thắng.
Một tháng World Cup 2018, ngành bán lẻ và dịch vụ của Nga thắng lớn thế nào?

Bia và đồ ăn vặt đương nhiên là những mặt hàng bán chạy nhất. Nhiều siêu thị và các quán ăn cho biết, doanh thu đã tăng gấp 4 lần so với bình thường. Tivi và điện thoại thông minh cũng rất đắt hàng dịp này. Theo các cửa hàng điện máy, các mặt hàng này đã tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, doanh thu của ngành du lịch cũng tăng mạnh khi nước Nga chào đón hơn 700.000 lượt khách nước ngoài trong tháng World Cup, riêng Thủ đô Moscow chứng kiến lượng khách quốc tế tăng 60%.

Trong tuần cuối cùng của World Cup 2018, tại hai thành phố đăng cai trận tranh vị trí 3, 4 và trận chung kết là Saint Pesterburg và Moscow, 75% số nhà cho thuê và khách sạn đã được đặt hết chỗ.

Bia và đồ ăn vặt đương nhiên là những mặt hàng bán chạy nhất. Nhiều siêu thị và các quán ăn cho biết, doanh thu đã tăng gấp 4 lần so với bình thường. Tivi và điện thoại thông minh cũng rất đắt hàng dịp này. Theo các cửa hàng điện máy, các mặt hàng này đã tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, doanh thu của ngành du lịch cũng tăng mạnh khi nước Nga chào đón hơn 700.000 lượt khách nước ngoài trong tháng World Cup, riêng Thủ đô Moscow chứng kiến lượng khách quốc tế tăng 60%.

Trong tuần cuối cùng của World Cup 2018, tại hai thành phố đăng cai trận tranh vị trí 3, 4 và trận chung kết là Saint Pesterburg và Moscow, 75% số nhà cho thuê và khách sạn đã được đặt hết chỗ.

Nhiều người không đi nghỉ Hè nhưng ngành du lịch vẫn tăng mạnh doanh thu khi Nga chào đón hơn 700.000 lượt khách nước ngoài trong tháng World Cup. Riêng Moskva chứng kiến lượng khách quốc tế tăng 60% và tính cả khách trong nước, thủ đô của Nga đón tới 3 triệu khách trong tháng Hè bóng đá này.

Dĩ nhiên, tất cả đều cần chỗ ở và dịch vụ khách sạn "cháy hàng". Trang web Booking.com đưa ra cảnh báo rằng 74% nhà cho thuê, khách sạn tại St Petersburg và Moskva đã hết chỗ đặt trong tuần cuối của World Cup khi hai thành phố này đăng cai trận tranh 3-4 và trận chung kết.

Có người vui thì cũng có người buồn. Nhiều ngành khác ở nước Nga đang mong World Cup kết thúc nhanh. Ví dụ như ngành mua bán ô tô chẳng hạn. Tăng trưởng doanh thu bán xe mới trong tháng 6 chỉ là 11% trong khi tháng trước đó còn là 18%. Nhiều nhà phân tích đổ lỗi cho World Cup là yếu tố khiến người mua sao nhãng.

Các nhà kinh tế học cho rằng có thể một số ngành nghề tăng trưởng tích cực trong tháng World Cup, ảnh hưởng đó khó kéo dài và mở rộng với cả nền kinh tế trong dài hạn. Điều này đã được chứng minh ở nhiều nước chủ nhà của các sự kiện thể thao lớn trước đây.

Với nước Nga, World Cup không chỉ là một ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh mà còn là cơ hội tốt để thúc đẩy nền kinh tế và quảng bá hình ảnh nước Nga tới bạn bè thế giới.

Nhằm kích cầu mua sắm dịp World Cup 2018, Nga đã giới thiệu hệ thống hoàn thuế giá trị gia tăng tại các thành phố đăng cai World Cup. Theo hệ thống này, người nước ngoài là công dân các nước không thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu sẽ được hoàn thuế ở mức 10-12% giá trị mua hàng khi mua từ 10.000 Ruble (khoảng 170 USD) trở lên trong cùng một ngày.

Theo Hiệp hội Các nhà tổ chức du lịch Nga, số lượng giữ chỗ đặt vé máy bay quốc tế tới Nga vào thời điểm World Cup 2018 hiện đã cao hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Theo Nhịp cầu Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...