Mỹ đóng băng hàng tỷ USD dự trữ ở Afghanistan, ngăn chặn Taliban rút tiền

Sau khi thất bại trước Taliban ở Afghanistan, chính quyền Biden thực hiện đòn trả thù quen thuộc - đóng băng các khoản dự trữ của chính phủ Afghanistan trong các ngân hàng của Mỹ và phương Tây.

Washington Post dẫn hai nguồn tin trong giới tài chính ngân hàng, cho biết chính quyền Joe Bidan quyết định chặn Taliban tiếp cận nhiều tỷ USD của Afghanistan đang được giữ trong các tổ chức tài chính của Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và các quan chức trong Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính quyết định phong tỏa toàn bộ các tài khoản liên quan đến chính quyền Afghanistan. Bộ Ngoại giao Mỹ đã tham gia vào những cuộc thảo luận vào cuối tuần này, các quan chức Nhà Trắng cũng theo dõi tiến trình thực hiện.

Một quan chức chính quyền trong một tuyên bố cho biết: "Bất kỳ tài sản nào của Ngân hàng Trung ương mà chính phủ Afghanistan có ở Mỹ sẽ không được cung cấp cho Taliban". Các quan chức đã trả lời phỏng vấn Washington Post với điều kiện giấu tên do chính sách của chính phủ Mỹ chưa được công khai.

Tính đến tháng 4, ngân hàng trung ương Afghanistan nắm giữ tài sản dự trữ trị giá 9,4 tỷ USD, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế - khoảng 1/3 thu nhập kinh tế hàng năm của đất nước này. Theo Washington Post, phần lớn được tổ chức nước ngoài cung cấp, hàng tỷ USD trong số đó là do Mỹ cung cấp theo nhiều chính sách khác nhau.

Theo các nguồn tin, quyết định đóng băng các tài khoản của Ngân hàng trung ương Afghanistan có hiệu lực ngày 15/8. Khi tình hình xấu đi nhanh chóng, thống đốc Ngân hàng Trung ương Afghanistan Ajmal Ahmady trên tài khoản Twitter của mình đã viết, họ được thông báo rằng họ sẽ không nhận được thêm bất kỳ khoản tiền USD nào nữa.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Afghanistan tuyên bố không nhận thêm được bất cứ gói tài chính nào nữa.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Afghanistan tuyên bố không nhận thêm được bất cứ gói tài chính nào nữa. 

Tờ Washington Post lưu ý, Afghanistan đã là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào viện trợ của Mỹ. Chính quyền Biden phải ra những quyết định khó khăn để quản lý các lệnh trừng phạt, hiện đang có hiệu lực với Taliban trên toàn thế giới, đồng thời giải quyết việc cung cấp viện trợ nhân đạo (có mục đích) cho người dân Afghanistan đang gặp khó khăn.

Theo chuyên gia tài chính Adam M. Smith, từng phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia và là cố vấn cấp cao của Giám đốc Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài thuộc Bộ Ngân khố trong giai đoạn chính quyền Obama, chính quyền Biden không cần bất kỳ thẩm quyền mới nào mà các cơ quan luật pháp cho phép để đóng băng các khoản của chính phủ Afghanistan. Lý do vì Taliban đang chịu trừng phạt theo lệnh hành pháp được phê duyệt sau vụ tấn công ngày 11/9/2001.

Mỹ thường viện trợ khoảng 3 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ phát triển quân đội Afghanistan, gói viện trợ này chỉ có thể được thực hiện nếu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ “xác nhận với Quốc hội rằng, các lực lượng Afghanistan nằm dưới quyền kiểm soát của một chính phủ dân sự, cam kết bảo vệ nhân quyền và quyền của phụ nữ”,

Khoản viện trợ này sẽ bị chấm dứt cùng với những khoản tiền viện trợ nhỏ hơn, như 20 triệu USD hàng năm để tuyển dụng phụ nữ cho Lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan .

John Sopko, tổng thanh tra đặc biệt về tái thiết Afghanistan, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters đầu năm cho biết, khoảng 80% ngân sách của Afghanistan được tài trợ bởi Mỹ và các nhà tài trợ quốc tế khác, đồng minh của Mỹ.

Phát ngôn viên Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng từ chối bình luận về tình trạng tài trợ được Quốc hội phê duyệt cho Afghanistan trong năm 2021 và trước đó.

Ian Bremmer, chủ tịch và người sáng lập công ty tư vấn Eurasia Group cho biết: “Tất nhiên, quyết định ngăn chặn nguồn tài chính cho nền kinh tế Afghanistan, bao gồm cả việc đóng băng các tài sản, đang được lưu trữ tại Mỹ rất nguy hiểm. Điều đó sẽ dẫn đến sự gia tăng của người tị nạn, mà trong đó có rất nhiều kẻ theo chủ nghĩa cực đoan. Nhưng mặt khác, người dân Afghanistan sẽ không thể kiểm soát đất nước này trong một thời gian rất dài. Tôi không muốn thấy chúng ta chi tiền cho Taliban” - theo Washington Post.

Tài khoản Twitter của Liên Hiệp Quốc về tái thiết Afghanistan thông báo về tình trạng hỗ trợ nhân đạo cho quốc gia này.
Tài khoản Twitter của Liên Hiệp Quốc về tái thiết Afghanistan thông báo về tình trạng hỗ trợ nhân đạo cho quốc gia này. 

Theo Tổng thanh tra đặc biệt của Liên hợp quốc về Tái thiết Afghanistan, một nửa dân số của quốc gia này đã yêu cầu hỗ trợ nhân đạo trong năm 2021, gấp đôi so với năm 2020 và tăng gấp sáu lần so với bốn năm trước.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…