Mỹ phát triển hệ thống tên lửa đánh chặn vũ khí siêu âm

Công ty Lockheed Martin Missiles and Fire Control, một doanh nghiệp của Lockheed Martin Corp được Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ trao một hợp đồng cạnh tranh giá cố định để phát triển hệ thống đánh chặn
Mỹ phát triển hệ thống tên lửa đánh chặn vũ khí siêu âm

Trong một thông báo được đăng trên trang web hợp đồng chính thức của chính phủ Mỹ, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa MDA tuyên bố, theo các điều khoản của hợp đồng mới, Lockheed Martin Missiles and Fire Control (tên lửa và điều khiển hỏa lực) sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện Ý tưởng Hệ thống Phòng thủ Vũ khí siêu âm có tựa đề là Phương tiện đánh chặn Valkyrie phòng thủ vũ khí siêu âm (Terminal Valkyrie Interceptor Terminal Hypersonic Defense).

Việc phát triển và hoàn thiện ý tưởng này sẽ được thực hiện tại Grand Prairie, bang Texas, theo một thông báo được đăng trên trang web Cơ hội kinh doanh Liên bang (Federal Business Opportunities), thì thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 03.09.2019 đến ngày 02.05.2020.

Trong khoảng 8 tháng, Lầu Năm Góc sẽ chi khoảng 13 triệu USD để phát triển ý tưởng và thiết kế hệ thống Phòng thủ tên lửa Thế hệ mới, có thể đánh chặn các đầu đạn siêu âm, trở thành vũ khí răn đe ngăn chặn hiệu quả đối với các cường quốc kẻ thù tiềm năng là Nga và Trung Quốc.

Dự án Valkyrie Interceptor Terminal Hypersonic Defense của Tập đoàn Lockheed Martin nhận được hợp đồng trị giá 4,44 triệu USD. Tập đoàn Boeing phát triển dự án phương tiện Đánh chặn vũ khí Siêu âm  “Hypervelocity Interceptor (HYVINT) Concept for Hypersonic Weapons” có trị giá khoảng 4,3 triệu USD, Raytheon phát triển tên lửa đánh chặn siêu âm SM3-HAWK, có trị giá 4,44 triệu USD, dựa trên  tên lửa đánh chặn cơ bản SM3.

Trong một bài viết, được đăng trên Thời báo New York, một cựu quan chức Nhà Trắng của chính quyền Obama bình luận: tên lửa siêu âm là vũ khí lý tưởng để tiến hành một cuộc tấn công tiêu diệt các mục tiêu quan trọng - các quan chức quân sự hoặc chính trị hàng đầu của đất nước – “sát thủ lãnh đạo tức khắc” “Instant leader-killers”.

Ông nói: theo các học thuyết lý luận quân sự, tên lửa siêu thanh của kẻ thù có thể tấn công vào các trận địa tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược Mỹ, phá hủy kho tàng, các phương tiện tác chiến đường không trong các căn cứ, các trung tâm chỉ huy, hệ thống radar trên đất liền hoặc trên biển, hải cảng quân sự quan trọng.

Theo Express.co.uk, các chuyên gia an ninh quốc gia cảnh báo Mỹ hiện đang tụt hậu so với Nga và Trung Quốc trong việc phát triển các công nghệ vũ khí siêu âm. Hệ thống đánh chặn tiên tiến thế hệ mới “Valkyrie” sẽ được thiết kế nhằm giảm thiểu các mối đe dọa tiềm năng, tiêu diệt các loại vũ khí siêu âm có khả năng cơ động cao.

Defence Blog

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...