Mỹ phát triển UAV bắn từ súng phóng lựu bộ binh 40 mm

Các nhà khoa học thuộc Phòng nghiên cứu thí nghiệm quân đội Hoa Kỳ thiết kế một máy bay không người lái (UAV), có khả năng bắn ra từ súng phóng lựu 40 mm. Các kỹ sư đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế vào tháng 03/2020.

Có hai phiên bản của Hệ thống UAV bắn từ Súng phóng lựu, “Grenade Launched Unmanned Aerial System” GLUAS, một là hệ thống với dù lượn nhỏ, cánh quạt gấp và cánh dù lượn Mylar giúp UAV bay trên không, phiên bản thứ 2 là kiểu máy bay trực thăng trên một bộ gimbaling với rôto cánh quạt đồng trục.

Mẫu drone 40 mm phiên bản dù lượn và phiên bản trực thăng. 

GLUAS là một viên đạn nhỏ, đường kính 40 mm, có thể bay được trên khoảng cách xa. Sáng tạo đột phá của các nhà nghiên cứu là thu nhỏ phần cứng của một UAV tự động trong đầu một quả đạn.

UAV có tầm bay đến 2 km với thời lượng pin dự kiến sử dụng đến 90 phút, tầm bay cao nhất đến 2.000 feet (610 mét).

Sau khi phóng lên đạt độ cao nhất định, máy bay không người lái thoát ra khỏi vỏ bảo vệ, mở cánh và khởi động động cơ, bay lên cao với tốc độ cố định. UAV được điều khiển bởi binh sĩ trên mặt đất bằng bộ điều khiển cần hoặc thiết bị điện tử cầm tay. UAV được trang bị một camera để cung cấp nguồn cấp dữ liệu video cho trắc thủ điều khiển.

Loại UAV này được ứng dụng trong các nhiệm vụ trinh sát trực tiếp trong môi trường tác chiến phức tạp, như trên các dãy núi của Afghanistan. Để nắm chắc tình huống chiến trường, binh sĩ có thể phóng UAV trinh sát địa hình, phát hiện các mục tiêu kẻ thù.

Máy bay không người lái GLUAS hạng nhẹ được thiết kế để tăng khả năng phát hiện, tiêu diệt mục tiêu của người lính. Cho phép binh sĩ có thể quan sát không gian chiến trường trên độ cao của chim bay. UAV dễ dàng tích hợp vào hầu hết các loại vũ khí và trang bị mà binh sĩ mang theo trên chiến trường.

Thiết bị này là một UAV trinh sát thông minh, hỗ trợ binh sĩ thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện chiến trường phức tạp, có được tầm nhìn từ hàng trăm mét từ trên không và rất khó bị phát hiện do quá nhỏ.

Phòng nghiên cứu thử nghiệm quân đội (ARL) là cơ quan nghiên cứu thử nghiệm tổng hợp của quân đội Mỹ. ARL có trụ sở tại Trung tâm thí nghiệm Adelphi (ALC) ở Adelphi, Maryland.

Địa bàn lớn nhất của ARL là tại thao trường Aberdeen, Maryland. Các địa điểm khác của ARL bao gồm Công viên Nghiên cứu Tam giác, Bắc Carolina, Thao trường thử nghiệm Tên lửa tầm xa White Sands, New Mexico, Orlando, Florida và Trung tâm Nghiên cứu NASA Glenn, Ohio và Langley, Virginia.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…