Mỹ phát triển vũ khí laser cho máy bay chiến đấu

Nhà cung cấp vũ khí số một của Lầu Năm Góc, Lockheed Martin Corp, công bố video ngắn cho thấy, hệ thống vũ khí laser hoàn thiện sẽ cho phép không quân Mỹ vô hiệu hóa các mối đe dọa bằng đòn tấn công tốc độ ánh sáng.

Theo video đăng tải trên Twitter, Lockheed Martin đang phát triển hệ thống vũ khí laser chiến trường trên biển, trên không và trên mặt đất cho các phương tiện chiến đấu.

Lắp đặt trên các phương tiện chiến đấu như máy bay F-16, những hệ thống vũ khí laser được thiết kế để phá hủy những vũ khí tiến công hiện đại, bảo vệ các lực lượng quân sự, vũ khí trang bị và cơ sở hạ tầng.

Công nghệ do công ty phát triển đến nay đã sẵn sàng ngăn chặn được các tên lửa cỡ nhỏ, đạn pháo binh và súng cối, máy bay không người lái cỡ nhỏ, khinh hạm, xuồng chiến đấu tốc độ cao, phương tiện cơ giới hạng nhẹ trên khoảng cách một dặm.

Khi công suất laser sợi quang được tăng lên, các hệ thống vũ khí này có khả năng vô hiệu hóa những mục tiêu lớn hơn trên khoảng cách xa hơn. Phối hợp cùng với hệ thống vũ khí năng lượng động học, vũ khí lasaer có thể đóng vai trò tăng cường lên nhiều lần sức phá hủy của đầu đạn.

Trong tương lai, vũ khí công nghệ laser trên không cũng sẽ được nghiên cứu để đạt khả năng bắn hạ tên lửa bằng tốc độ ánh sáng, cho phép lực lượng không quân tác chiến hiệu quả trong môi trường có nhiều hệ thống phòng không và máy bay tiêm kích của đối phương.

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu của Không quân Mỹ (AFRL) đang hiện thực hóa chương trình vũ khí phòng thủ laser, được gọi là Chương trình phòng thủ Công nghệ Laser Tiên tiến Thử nghiệm, viết tắt là SHiELD, bắt đầu từ năm 2013.

Lực lượng Không quân có kế hoạch thử nghiệm nguyên mẫu hệ thống vũ khí laser phòng thủ chủ động hoàn chỉnh trên máy bay chiến đấu vào năm 2021, nhưng kế hoạch này phải hoãn đến năm 2023 do những vấn đề khó khăn về kỹ thuật và do đại dịch coronavirus đang diễn ra.

Những kế hoạch này dự kiến gắn vũ khí laser trong container dưới cánh hoặc thân máy bay chiến đấu và máy bay ném bom B-1B, nhằm tiêu diệt các tên lửa phòng không và không đối không của kẻ thù.

Lockheed Martin phát triển vũ khí laser cho máy bay chiến đấu

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...