Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran: Giá dầu sẽ đi về đâu?

Sẽ có 2 trường hợp xảy ra, nếu lệnh trừng phạt bị áp lại giá dầu có thể tăng tiếp khoảng 5 USD/thùng, tuy nhiên cũng sẽ quay đầu giảm nếu thỏa thuận hạt nhân không có gì thay đổi, giới chuyên gia nhận
Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran: Giá dầu sẽ đi về đâu?

Sáng ngày 9/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Hành động này như lời phán quyết dành cho thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được sau chặng đường đàm phán kéo dài hơn một thập kỷ giữa Iran và các cường quốc thế giới.

Ngay sau khi quyết định được công bố, rất nhiều nước đã lên tiếng chỉ trích quyết định này của Tổng thống Trump và cho rằng hành động ấy đã "đổ dầu vào lửa" cho tình hình bất ổn tại khu vực.

Theo báo cáo mới nhất của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), Iran là nước có sản lượng dầu mỏ lớn thứ 3 trong nhóm OPEC (sau Saudi Arabia và Iraq), sản lượng trong năm 2017 của Iran ước đạt 3,81 triệu thùng/ngày (chiếm 12% tổng sản lượng năm 2017 của khối OPEC). Ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran bị gián đoạn từ 7/2012 – 01/2016 do lệnh cấm vận quốc tế nhằm để Iran mất nguồn lực tài chính cho công nghệ hạt nhân. 

Năm 2015 thỏa thuận hạt nhân Iran đã đạt được giữa Iran và nhóm nước P5+1 (bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh, Đức), và cứ 120 ngày tổng thống Mỹ sẽ ký gia hạn cho việc miễn trừ các lệnh trừng phạt với Iran. Vì vậy, bên cạnh ảnh hưởng từ sản lượng dầu đá phiến, thỏa thuận này cũng góp phần tạo áp lực giảm lên giá dầu khi sản lượng khai thác của Iran tăng mạnh. 

Tuy nhiên với những bất đồng chính trị giữa Israel và Syria/Iran gần đây kéo theo Mỹ – Nga có thể sẽ gây trở ngại cho việc gia hạn lệnh miễn trừ trừng phạt với Iran. Nếu lệnh trừng phạt bị áp lại, sản lượng dầu Iran có thể sụt giảm 1 triệu thùng/ngày (chiếm hơn 1% nhu cầu Thế giới) và gần bằng mức 1,8 triệu thùng/ngày là cam kết cắt giảm sản lượng từ 01/2017 – hết năm 2018 của OPEC và 11 nước ngoài OPEC.

Thỏa thuận hạt nhân Iran tác động đến giá dầu một phần được phản ánh qua xu hướng dầu hiện tại. Giá dầu WTI đã vượt 70 USD/thùng trong những ngày đầu tháng 5 này, tăng gần 20% so với đầu năm, trong khi dầu Brent thì vượt 73 USD/thùng. Diễn biến giá dầu tăng gần đây chủ yếu do ảnh hưởng từ chiến sự Syria và những thông tin liên quan đến kỳ hạn đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran ngày 12/05/2018. Một số chuyên gia nhận định nếu Iran bị áp đặt trừng phạt thì giá dầu có thể lên tiếp khoảng 5 USD/thùng, tuy nhiên cũng sẽ quay đầu giảm nếu thỏa thuận hạt nhân không có gì thay đổi.

Nếu thỏa thuận hạt nhân bị dỡ bỏ, sản lượng dầu thô của Iran được dự báo sẽ giảm từ 250 nghìn – 500 nghìn thùng/ngày trong năm 2018, và lên tới 1 triệu thùng/ngày trong năm 2019 (chiếm hơn 1% nhu cầu thế giới) và gần bằng mức 1,8 triệu thùng/ngày là cam kết cắt giảm sản lượng từ 01/2017 – hết năm 2018 của OPEC và 11 nước ngoài OPEC. 

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…