Mỹ và đồng minh tiếp tục rút quân khỏi nhiều căn cứ ở Iraq

Ngày 31/03/2020, thiếu tướng Tahsin al-Khafaj, phát ngôn viên Bộ tư lệnh liên quân Chiến dịch Iraq cho biết, khi Lực lượng quân sự Mỹ rút khỏi một số căn cứ ở Iraq, các đơn vị của một số quốc gia NATO cũng bắt đầu rút quân.

Trong những ngày qua, lực lượng liên minh quân sự quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã rút khỏi một số căn cứ quân sự chiến lược, trong đó có các căn cứ lớn K-1 và Qayyara thuộc các tỉnh Nineveh và Kirkuk.

Thiếu tướng Tahsin al-Khafaji, trả lời phỏng vấn tờ Sputnik tiếng Ả Rập cho biết, các lực lượng liên minh quân sự, sau khi rút khỏi các căn cứ đã rời khỏi Iraq.

Al-Khafaji cho biết, các quốc gia NATO đã rút lực lượng khỏi Iraq là Bỉ, Canada, Pháp và một số đơn vị của Mỹ. Trong hai tuần qua, Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã rút khỏi 4 căn cứ quân sự ở Iraq, trong đó có một căn cứ nằm dọc biên giới Syria.

Ngoài ra, theo thiếu tướng Tahsin al-Khafaj, quân đội Mỹ cũng đang chuẩn bị rút khỏi một trong những căn cứ quân sự có lịch sử lâu nhất ở Iraq.

Tướng Al-Khafaji cho biết, quân đội Iraq sẽ nhận lại căn cứ không quân Habbaniyah, nằm giữa hai thành phố Fallujah và Al-Ramadi phía tây Iraq từ quân đội Mỹ và Liên minh quân sự quốc tế vào tuần tới.

Đài truyền hình Al-Mayadeen của Lebanon, dẫn nguồn tin thân cận trong Bộ Quốc phòng Iraq cho biết, căn cứ không quân này sẽ thuộc quyền kiểm soát của quân đội Iraq vào cuối tuần tới.

Căn cứ không quân Habbaniyah ở Iraq do Không quân Hoàng gia Anh thành lập từ năm 1936. Sau khi người Anh ra đi, Không quân Iraq đã tiếp nhận và khai thác sử dụng căn cứ. Trong cuộc chiến tranh chống khủng bố, quân đội Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã nhận toàn quyền kiểm soát và khai thác sử dụng căn cứ này cho đến nay.

Căn cứ không quân Habbaniyah nằm trong thành phố cùng tên, giữa hai thành phố Fallujah và Al-Ramadi.

Như vậy, không giống như tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đang dần co cụm binh lực, giảm thiểu quân số ở Iraq trước sự đe dọa của các nhóm chiến binh người Shiite được Iran hậu thuẫn.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…