Myanmar: Máy bay Yak-130 chiến đấu dưới hỏa lực phòng không của quân nổi dậy

Máy bay Yak-130 của Không quân Myanmar lần đầu tiên tham gia chiến đấu tấn công các nhóm vũ trang bất hợp pháp đang hoạt động tại quốc gia này.

Trên mạng xã hội twitter xuất hiện video, ghi lại cảnh các máy bay huấn luyện, chiến đấu Yak – 130 tiến hành cuộc không kích vào các vị trí của lực lượng vũ trang ly khai.

"Yak- 130" sử dụng rockets liên tiếp tấn công các vị trí của các tay súng nổi dậy. Đáp trả, một súng máy 12,7 mm sản xuất tại Trung Quốc, QJZ-89 cố gắng bắn hạ chiếc máy bay. Súng phòng không 12,7mm có tầm bắn hiệu quả đến 1.600 mét.

Nhìn từ video, máy bay chiến đấu Myanmar có thể có đang bay ở độ cao thấp hơn, nhưng do xạ thủ súng phòng không không có kinh nghiệm chống máy bay phản lực, nên không gây được nguy hiểm nào cho phi công, thường xuyên bắn vuốt đuôi.

Một tay súng nổi dậy ở Myanmar sử dụng súng 12,7mm tấn công máy bay Yak - 130

Không quân của Myanmar chủ yếu được trang bị máy bay do Trung Quốc sản xuất. Hiện không quân Myanmar được trang bị phiên bản MiG-21 do Trung Quốc sản xuất, và tiêm kích đa nhiệm F-7 cùng phiên bản huấn luyện FT-7. Có khoảng 60 chiếc loại này. Chủ lực của không quân Myanmar là phi đoàn 30 chiếc MiG-29 Nga.

Myanmar cũng có một số lượng máy bay cường kích chiến trường A-5M, nhưng đã cạn kiệt dự trữ bay và không thể tiếp tục sử dụng. Các phi công Myanmar gặp nhiều khó khăn với 6 máy bay huấn luyện Super Galeb G-4, do đó cũng không đưa vào chiến đấu.

Myanmar mua 6 chiếc Yak-130 đầu năm 2019, máy bay này có tải trọng chiến đấu 3.000 kg. Được trang bị các rockets NAR- S8 hạng nhẹ và hạng nặng S-13 và S-25OFM, bom 500 kg, có thể sử dụng được bom có điều khiển.

Yak – 130 có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm gần có hệ thống hệ thống dẫn đường hồng ngoại R-73.

Ngoài Không quân Myanmar và Nga, các máy bay Yak – 130 nằm trong biên chế của hơn bốn quốc gia khác. Các máy bay này ngoài nhiệm vụ huấn luyện còn đảm nhiệm nhiệm vụ tấn công mặt đất chống khủng bố tại một số nước như Belarus, Algeria.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…