Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận về Idlib, các bên có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến mới

Ngày 05/03/2020, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp thượng đỉnh tại Moscow, để thảo luận và đàm phán giải quyết tình hình ở Idlib, Syria.

Tại Điện Kremlin, hai nhà lãnh đạo thảo luận về cuộc khủng hoảng Syria và những biện pháp khả thi nhằm giải quyết xung đột, khi bạo lực tiếp tục gia tăng trong địa phận tỉnh Idlib của Syria.

Sau cuộc hội đàm kín chỉ giữa hai tổng thống, các cuộc tham vấn tiếp tục với sự tham gia của các thành viên phái đoàn hai nước, bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng.

Ông Erdogan trước đây tuyên bố yêu cầu ông Putin tránh qua một bên ở Syria để Ankara có thể đối phó với Damascus trong tư thế "mặt đối mặt".

Trong cuộc phỏng vấn một ngày trước đó, Tổng thống Syria - Bashar Assad - tuyên bố, cuộc xung đột giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người Syria thực sự là phi logic.

Cũng trong thời gian diễn ra cuộc đàm phán, trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhắc lại rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền tự vệ liên quan đến tình hình ở Idlib.

Ông trả lời khi được hỏi về việc đánh giá thế nào về mối quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ: "Chúng tôi tin chắc tưởng rằng, đối tác, thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ có mọi quyền tự bảo vệ trước những rủi ro ở Syria, có nguyên nhân từ Assad, người Nga và người Iran”.

Ông cũng nhắc lại, vài ngày trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ngoại trưởng Mỹ không bình luận về cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tại Moscow.

Ông nói: “Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu một số điều, chúng tôi đang đánh giá tất cả các yêu cầu này. Nhóm chuyên gia của chúng tôi (Bộ Ngoại giao Mỹ) cùng với nhóm Bộ Quốc phòng đang quyết định cách tốt nhất để giảm bạo lực và mở ra một thế giới rộng lớn hơn ở đó, ngăn chặn cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn đang diễn ra (vấn nạn di cư).

Ông Erdogan đã mời ông Putin đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ để kỷ niệm mối quan hệ song phương. Về phần mình, ông Putin nói rằng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý về một văn bản chung nhằm ổn định tình hỉnh Syria.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, ông đã đàm phán với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về một thỏa thuận nhằm giải quyết căng thẳng đang diễn ra ở tỉnh Idlib. Hai nước đã đồng thuận những điểm chung sau những cuộc đàm phán căng thẳng. Nhưng ông Putin khẳng định, thỏa thuận này không giảm bớt những nỗ lực của hai nước trong cuộc chiến chống khủng bố.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, quốc gia này sẽ tăng cường thêm lực lượng tới tỉnh Idlib theo thỏa thuận mới với Nga. Nhưng chiến lược của Chiến dịch Lá chắn Mùa xuân sẽ thay đổi.

Ông Erdogan nhấn mạnh, từ nửa đêm ngày 05 đến ngày 06.03, các bên sẽ thiết lập chế độ ngừng bắn tại Idlib cho cả lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng khẳng định, quân đội nước này có quyền phản ứng trước mọi hành động của lực lượng vũ trang Syria.

Thỏa thuận chung bao gồm các mục sau đây:

Chấm dứt tất cả các hoạt động quân sự dọc theo chiến tuyến đang hiện hữu từ nửa đêm ngày 06/03/2020;

Quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tạo một hành lang an ninh dài sáu km ở phía bắc và phía nam tuyến đường cao tốc M-4 ở Syria;

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đồng thuận bắt đầu cuộc tuần tra chung dọc theo đường cao tốc M-4 ở Syria từ ngày 15/03/2020.

Bản đồ vùng đệm an ninh dọc theo tuyến đường M-4 ở Idlib

"Không thể tránh khỏi việc thiết lập một vị thế mới ở Idlib sau những sự kiện đáng buồn về việc quân đội của “chế độ” nhắm vào những người lính của chúng tôi" - Tổng thống Erdogan nói. Và giải thích: “Tinh thần hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã đóng góp vô cùng lớn lao, chưa từng có vào những nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt xung đột ở Syria”.

Toàn bộ tài liệu của thỏa thuận sẽ được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ khi có đầy đủ các thông tin chi tiết. 

Thỏa thuận này cho thấy, khi sự can thiệp quân sự trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ, hỗ trợ lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến không thành, Tổng thống Erdogan buộc phải ngồi xuống bàn đàm phán.

Thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có những ý nghĩa quan trọng đối với tình hình ở Greater Idlib:

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ giữ các lực lượng quân sự trong khu vực (không thể rút vì như thế có nghĩa là đầu hàng hoàn toàn và dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện ở chính Thổ Nhĩ Kỳ), nhưng buộc chính thức chấp nhận tất cả những kết quả mà Quân đội Syria đạt được kể từ tháng 9 năm 2018 (Thỏa thuận Sochi). 

Trước đó, chính Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, mục tiêu của chiến dịch quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib là đẩy Quân đội Syria trở lại những khu vực đã giành được sau thỏa thuận Sochi.

Quân đội Syria giữ được quyền kiểm soát đường cao tốc M5 và mở rộng đáng kể các địa bàn kiểm soát được.

Các nhóm khủng bố, al-Qaeda, tổ chức Hayat Tahrir al-Sham vẫn nằm ngoài khuôn khổ của thỏa thuận ngừng bắn và là mục tiêu hợp pháp trong các cuộc tấn công của quân đội Syria và không quân Nga.

Vùng đệm an ninh theo thỏa thuận (đường M4) nằm bên trong khu vực do lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến nắm giữ. Hành lang an toàn có thể được tạo ra và các cuộc tuần tra chung chỉ có thể được thực hiện nếu các chiến binh cực đoan thánh chiến (nhóm Hồi giáo cực đoan kiểm soát khu vực) bị loại bỏ khỏi địa phận này. 

Quân cảnh Nga chắc chắn không thể cùng với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc tuần tra chung an toàn nếu vẫn còn lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến. Điều này cho thấy, hoặc thánh chiến tự rút đi, hoặc quân đội Syria sẽ dọn sạch địa bàn này trong khuôn khổ thỏa thuận Nga – Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ công khai chấp nhận không có khả năng đánh bại Quân đội Syria với sự giúp đỡ của Nga mà không phải chịu những tổn thất quá lớn. Trong tình huống này, Damascus đã có ưu thế và thời gian để tập hợp lực lượng, tái trang bị vũ khí để sẵn sàng cho giai đoạn mới của cuộc chiến.

Cả hai bên tuyên bố ủng hộ một giải pháp chính trị cho cuộc chiến. Nhưng thỏa thuận ngày 05/03/2020 và một lệnh ngừng bắn chỉ là một nửa biện pháp để đạt được mục tiêu này. 

Chắc chắn, một giải pháp chính trị không thể loại trừ các nhóm khủng bố được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đang có mặt trong khu vực. Đây chỉ là giai đoạn các bên củng cố lực lượng cho một cuộc chiến mới.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…