Nga triển lãm 3 UAV quân sự mới trong diễn đàn Army - 2020

Tại diễn đàn Army-2020, nhà phát triển hệ thống máy bay không người lái (UAV) Kronstadt Group công bố ba chiếc UAV hoàn toàn mới, dự kiến cung cấp cho Lực lượng vũ trang Nga và có khả năng xuất khẩu ra nước ngoài.

Những UAV hoàn toàn mới này là Helios, Grom và Sirius. Nikolai Dolzhnekov, nhà thiết kế trưởng tại Kronstadt cho biết Grom được giới thiệu lần đầu tại triển lãm ARMY-2020, được thiết kế để bay cùng các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 và Sukhoi Su-57.

Máy bay không người lái tàng hình Grom

UAV nặng khoảng 7 tấn, tải trọng hữu ích 500 kg, thực hiện nhiệm vụ máy bay số 2 trong biên đội, bảo vệ máy bay chiến đấu số 1 và phi công, có khả năng chủ động tiêu diệt hệ thống phòng không đối phương và thực hiện các hoạt động chiến đấu theo mệnh lệnh của phi công máy bay chiến đấu.

Theo thông cáo báo chí của Tập đoàn Kronstadt, mục đích yêu cầu chiến thuật của UAV Grom là tấn công tiêu diệt các mục tiêu mặt đất:

“Đây là UAV tấn công, sử dụng vũ khí trên không trong một trong cuộc chiến đường không quy mô lớn. Tốc độ và công nghệ tàng hình cho phép UAV nhanh chóng vượt qua hệ thống phòng không, tấn công các mục tiêu tăng thiết giáp và các công trình quân sự kiên cố trên mặt đất và các mục tiêu mặt nước. UAV Grom được sử dụng như máy bay chiến đấu số 2 trong các biên đội tấn công hỗn hợp các máy bay có người lái và không người lái. Lợi thế này sẽ bảo vệ các phi công khi vượt qua vùng hỏa lực phòng không mạnh của đối phương. UAV được trang bị tên lửa không đối đất và bom có điều khiển có độ chính xác cao từ 100 đến 500 kg”.

Kỹ sư trưởng Dolzhnekov cho biết: “Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga đang có kế hoạch biên chế các UAV chiến đấu bay cùng vào Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga”.

Thông cáo báo chí của Tập đoàn Kronshtadt cho biết, UAV Sirius là giai đoạn phát triển tiếp theo của dự án UAV Orion với trọng lượng cất cánh tăng lên 2 tấn.

Được trang bị hệ thống liên lạc vệ tinh hiện đại, phạm vi khai thác sử dụng của Sirius chỉ bị giới hạn bởi dự trữ nhiên liệu trên thân, có thể hoạt động cách căn cứ đến 1000 km. UAV có một số điểm treo vũ khí (AAS) và có khả năng mang tải trọng hữu ích lên tới 300 kg”.

Máy bay không người lái Sirius

Đối với lớp UAV Helios, công ty cho biết đang giới thiệu chiếc Helios-RLD tại diễn đàn “Army-2020”. Chiếc UAV này có trọng lượng cất cánh 4 tấn và sải cánh dài 30 mét, được thiết kế để bay trong thời gian dài (đến 30 giờ) trên độ cao đến 10.000 m. UAV cũng mang theo được 1 tấn tải trọng hữu ích, được sử dụng thực hiện các nhiệm vụ tình báo, giám sát và theo dõi các mục tiêu bằng radar và hệ thống quang điện tử hồng ngoại hiện đại.

Máy bay không người lái Helios

UAV được trang bị một radar 3D trên không, lắp đặt dưới thân máy bay. Một số UAV tương tự có khả năng tạo ra một trường không gian được giám sát bằng radar liên tục trên vùng Bắc Cực Liên bang Nga. Helios cũng có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát các mục tiêu quan trọng và không kích tiêu diệt.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...