Nga: Video UAV tấn công tàng hình hạng nặng Okhotnik lần đầu tiên cất cánh

Ngày 7/8/2019, kênh truyền hình "TV Zvezda" công bố video của Bộ Quốc phòng Nga về chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái hạng nặng S-70 "Okhotnik – B” (Thợ săn). UAV thực hiện bay thử nghiệm
Nga: Video UAV tấn công tàng hình hạng nặng Okhotnik lần đầu tiên cất cánh

Theo tin từ Liên hiệp Công nghiệp Quốc phòng Nga, ngày 3/8/2019, Okhotnik-B thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, kéo dài hơn 20 phút. Máy bay bay nhiều vòng quanh sân bay trên độ cao khoảng 600 mét, sau đó hạ cánh an toàn.

Cùng ngày, TASS dẫn nguồn từ Liên hiệp Công nghiệp quốc phòng Nga cho biết: Máy bay không người lái tấn công hạng nặng của Nga do Cục thiết kế Sukhoi (thuộc Tập đoàn chế tạo Máy bay Liên bang Nga) thiết kế.

 Theo chương trình thử nghiệm bay Okhotnik, UAV sẽ thực hiện nhiều chuyến bay thử nghiệm đến cuối năm 2019, với nhiệm vụ ngày càng phức tạp hơn, trong đó có bay thử nghiệm độc lập hoàn toàn không có sự can thiệp của phi công trên mặt đất.

Chuyến bay đầu tiên của UAV S-70 Okhotnik-B. Video Bộ Quốc phòng Nga

Nguồn tin từ Liên hiệp Công nghiệp quốc phòng Nga nhấn mạnh, một trong những chuyến bay thử nghiệm sẽ được thực hiện theo chế độ hoàn toàn tự động hóa, phi công điều khiển mặt đất chỉ đưa ra một số mệnh lệnh cho hệ thống máy tính điều khiển máy bay thực hiện, nhưng không trực tiếp điều khiển bay.

Đại diện này giải thích:" Các nhà phát triển đang xem xét khả năng UAV thực hiện chuyến bay hoàn toàn tự động theo kế hoạch được lập trình, không có sự tham gia của phi công điều khiển. UAV sau khi nhận mệnh lệnh độc lập cất cánh, thực hiện nhiệm vụ bay theo kế hoạch, quay trở về và hạ cánh dưới sự điều khiển của hệ thống máy tính trên UAV, được trang bị trí tuệ nhân tạo.

Liên hiệp Công nghiệp Quốc phòng Nga không bình luận về thông tin mà TASS cung cấp. Theo những thông tin từ văn phòng thiết kế Sukhoi, UAV thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 03.08.2019 với chể độ bay nằm giữa thử nghiệm cất hạ cánh và một chuyến bay đầy đủ, có nghĩa là không gập càng bánh hạ cánh.

UAV “Okhotnik” được thiết kế theo sơ đồ “cánh bay”, ứng dụng công nghệ tàng hình với lớp sơn phụ làm giảm độ phản xạ hiệu dụng của tín hiệu radar. Máy bay có khối lượng khoảng 20 tấn, lắp động cơ phản lực. Theo thông tin từ Cục thiết kế Sukhoi, máy bay không người lái hiên đang được trang bị hệ thống trinh sát Quang điện tử, trinh sát vô tuyến và các bộ khí tài trinh sát khác.

Sơ đồ cấu trúc sơ lược của UAV S-70 Okhotnik. Ảnh ANNA News

Theo một bản vẽ không công bố nguồn gốc trên ANNA News, ngoài nhiệm vụ trinh sát đường không, S-70 Okhotnik còn thực hiện nhiệm vụ một UAV tấn công. Máy bay có thể mang nhiều loại vũ khí khác nhau như tên lửa không đối không, tên lửa không đối mặt tốc độ siêu âm, các loại bom thông minh có điều khiển. Vũ khí được lặp đặt trong khoang vận tải để duy trì khả năng tàng hình của UAV.

Mặc dù theo thông tin ban đầu, UAV có tốc độ cực đại là 1000 km/h Nhiều chuyên gia cho rằng UAV này có thể có tốc độ siêu âm, do bay trong đội hình chiến đấu cùng máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57.

TV Zvezda

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…