Ngân hàng Thế giới từ chối khoản vay mới cho Trung Quốc

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết WB sẽ không xem xét một khoản vay mới cho Trung Quốc.
Ngân hàng Thế giới từ chối khoản vay mới cho Trung Quốc

Ngân hàng Thế giới sẽ cung cấp một số hỗ trợ kỹ thuật trong công cuộc ngăn ngừa dịch bệnh virus corona, nhưng sẽ không thông qua một khoản vay mới cho Trung Quốc, Chủ tịch David Malpass cho biết. 

“Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều cầu mong các vấn đề về virus corona có thể nhanh chóng được giải quyết. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong các lĩnh vực như chính sách y tế, vệ sinh, bệnh lý….” Ông David Malpass nói trong cuộc phỏng vấn vào thứ Hai (10/2). 

Ông David Malpass chia sẻ với Reuters rằng Ngân hàng Thế giới đang hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để hỗ trợ Trung quốc, bao gồm việc đưa ra lời khuyên dựa trên dữ liệu từ các cuộc khủng hoảng sức khoẻ trong quá khứ… Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới không có kế hoạch hỗ trợ tài chính vì Trung Quốc vốn là quốc gia có nguồn lực dồi dào. 

Được thành lập vào sau Thế chiến II với mục tiêu giúp xây dựng lại châu Âu, Ngân hàng Thế giới hiện có khoảng 470 tỷ USD tài sản và Trung Quốc là một trong số những quốc gia có tỷ lệ vay lớn nhất, với 14,8 tỷ USD được cam kết vay từ 2011. Trung Quốc cũng là cổ đông lớn thứ ba của Ngân hàng xếp sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. 

“Bản thân Trung Quốc luôn có một khoản dự trữ lớn, và các khoản vay mới không được xem xét tại thời điểm này,” ông Malpas cho biết.

Theo báo cáo vào tháng Một từ Trung Quốc, quốc gia tỷ dân hiện đang nắm giữ 3.115 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối. 

Tại Trung Quốc, hơn 300 công ty sản xuất và dịch vụ đang tìm kiếm khoản vay hơn 8,2 tỷ USD để giảm bớt các gánh nặng do tác động của dịch virus corona đang bùng phát.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại 5% hoặc ít hơn trong quý II tới, một nhà kinh tế của chỉnh phủ nước này ước tính. 

Chủ tịch David Malpass từ chối đưa ra dự đoán về ảnh hưởng của đại dịch virus corona đối với sự tăng trưởng kinh tế thế giới. Ông cho rằng vẫn còn quá sớm để nói nếu Ngân hàng Thế giới dự báo cắt giảm. 

“Rõ ràng, dịch virus corona đang làm chậm sự tăng trưởng trong nửa đầu 2020. Nhưng hiện khó có thể dự đoán được hậu quả lâu dài của dịch bệnh bởi sẽ còn những phản ứng và điều chỉnh mới được thực hiện.”

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?