Tránh khủng hoảng kinh tế vì virus Corona, Trung Quốc phải chi 174 tỷ USD

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) bơm 1.200 tỷ NDT (tương đương 174 tỷ USD) vào hệ thống tài chính để cứu nền kinh tế đang lao đao do virus corona gây ra.
Tránh khủng hoảng kinh tế vì virus Corona, Trung Quốc phải chi 174 tỷ USD

Chính quyền Trung Quốc cam kết sử dụng hàng loạt công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo thị trường tài chính ổn định và hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động bởi dịch virus viêm phổi bùng phát từ TP. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

Với khoản tiền được bơm thêm vào nền kinh tế, tổng lượng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng sẽ đạt khoảng 900 tỷ NDT, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Khoảng 150 tỷ NDT (tương đương 22 tỷ USD) sẽ được phân bổ để hỗ trợ trực tiếp các hoạt động kinh tế. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng yêu cầu các tổ chức tài chính cung cấp nguồn lực tín dụng đầy đủ cho các bệnh viện và cơ quan y tế.

Các nhà quản lý tài chính Trung Quốc tự tin khẳng định tác động của dịch virus corona đối với nền kinh tế nước này sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giới phân tích quốc tế bi quan nhận định dịch bệnh sẽ khiến GDP Trung Quốc giảm ít nhất 2% trong quý I năm 2020.

Năm 2019, tăng trưởng GDP Trung Quốc sụt xuống 6,1%, mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Các nhà kinh tế quốc tế cảnh báo tăng trưởng GDP Trung Quốc có thể suy giảm sâu trong năm 2019 nếu dịch bệnh này kéo dài.

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Nhà đầu tư nên làm gì trong "tâm dịch" virus corona

Nhà đầu tư nên làm gì trong "tâm dịch" virus corona

Lo ngại sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vius Corona (nCoV) đã khiến các thị trường chứng khoán trên thế giới giảm mạnh những ngày gần đây và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ khi Vn-Index giảm gần 32 điểm trong phiên ngày 30/1.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...