Ngành hàng không lại xin ngân hàng hỗ trợ để vượt qua “khủng hoảng Covid-19”

Các doanh nghiệp hàng không hiện tại đang gặp nhiều khó khăn do thiếu dòng tiền ngắn hạn để chi trả các khoản duy trì hoạt động sản xuất.
Ngành hàng không lại xin ngân hàng hỗ trợ để vượt qua “khủng hoảng Covid-19”

Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) vừa có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị hỗ trợ các hãng hàng không vượt qua “khủng hoảng COVID-19”.

Kể từ khi bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 ở Việt Nam tới nay, các hãng hàng không lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh thu giảm 80-90%, dòng tiền thiếu hụt nghiêm trọng, nợ gốc và lãi tăng cao trong khi các nguồn lực về tài sản, tài chính tích lũy của các hãng bị cạn kiện, cơ hội tiếp cận với vốn vay rất khó khăn.

Do đó, VABA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh Thông tư 03/2021 của Ngân hàng Nhà nước về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Cụ thể, VABA kiến nghị mở rộng đối tượng/các khoản nợ được cơ cấu lại, áp dụng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi nhóm nợ phải trả và phát sinh mới trong thời gian dịch bệnh bùng phát (cho cả các khoản giải ngân cả trước và sau ngày 10/6/2020).

VABA cũng đề nghị kéo dài thời gian thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các dư nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi; giữ nguyên nhóm nợ; việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 cho đến ngày liền kề sau 3-6 tháng kể từ khi Chính phủ công bố hết dịch COVID-19 (hoặc công bố trạng thái bình thường mới) theo quy định của Thông 1/2020 của Ngân hàng Nhà nước thay vì giới hạn thời hạn tại 31/12/2021.

Theo VABA, doanh nghiệp hàng không vẫn cần thời gian từ 3-6 tháng để ổn định trở lại, trong khi COVID-19 đã ảnh hưởng xuyên suốt năm 2020 cho đến nay và dự kiến còn tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài ít nhất là hết năm 2021.

Mặt khác, lãnh đạo VABA phân tích thêm, trên thực tế, khó khăn của doanh nghiệp hiện tại do thiếu dòng tiền ngắn hạn để chi trả các khoản duy trì hoạt động sản xuất. Việc quy định chỉ tái cơ cấu nợ cho các khoản vay trước 10/6/2020 khiến các khoản vay ngắn hạn gần như không nằm trong diện tái cơ cấu theo Thông tư 03. Điều này gây sức ép lớn lên dòng tiền ngắn hạn của doanh nghiệp, làm doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn, từ đó phát sinh nợ xấu khiến không thể vay mới để duy trì hoạt động.

Nhìn nhận Thông tư 01 và Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định cơ cấu lại nợ đối với các khoản vay, cho thuê tài chính, trong khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh, do đó, VABA kiến nghị bổ sung áp dụng việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giãm lãi đối với dư nợ phát sinh từ các nghiệp vụ cấp tín dụng khác như bảo lãnh, bao thanh toán…

Ngoài ra, Hiệp hội này cũng đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét và ban hành cơ chế về tái cấp vốn để các ngân hàng thương mại cho các hãng hàng không tư nhân đã và đang bị ảnh hưởng trưc tiếp bởi COVID-19 vay tùy theo quy mô kinh doanh của từng hãng, với số tiền từ 4.000-5.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi, thời hạn tái cấp vốn là 12 tháng và có thể được gia hạn khi ảnh hưởng của dịch bệnh tiếp tục kéo dài.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...