Nghị viện châu Âu thông qua hiệp định thương mại đầu tư Việt Nam-EU

Hiệp định thương mại và đầu tư Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức được thông qua tại Nghị viện châu Âu trong phiên họp toàn thể tại Strasbourg (Pháp).
Nghị viện châu Âu thông qua hiệp định thương mại đầu tư Việt Nam-EU

Hiệp định thương mại và đầu tư Việt Nam - EU đã chính thức được thông qua và sẽ có hiệu lực vào năm 2020.

Hiệp định EVFTA giúp loại bỏ hầu hết các hàng rào thuế quan đối với hàng hoá giao dịch giữa hai bên, bảo đảm tôn trọng quyền lao động, bảo vệ môi trường và Thoả thuận Paris về khí hậu thông qua các cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững. 

Uỷ viên Thương mại Phil Hogan nhận xét: “Hiệp định Việt Nam-EU sẽ mang lại tiềm năng kinh tế lớn, lợi ích cho người tiêu dùng, công nhân, nông dân và doanh nghiệp… 

Nghị sĩ Daniel Caspary, thành viên EP, chia sẻ trên Twitter về kết quả bỏ phiếu thông qua EVFTA và EVIPA. Đồng thời, ông khẳng định EVFTA sẽ đóng vai trò quan trọng đối với mối quan hệ Việt Nam - EU về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. 

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong khối ASEAN sau Singapore, với thương mại hàng hoá trị giá 49,3 tỷ euro mỗi năm và thương mại dịch vụ là 4,1 tỷ euro. 

Đây là thoả thuận thương mại toàn diện nhất giữa EU và một quốc gia đang phát triển. Nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng của EU như dược phẩm, hoá chất, máy móc sẽ được hưởng các điều kiện nhập khẩu miễn thuế. Hiệp định cũng có những điều khoản cu thể để giải quyết các rào cản phi thuế quan trong lĩnh vực ô tô và bảo vệ 169 sản phẩm thực phẩm và đồ uống truyền thống của châu Âu như rươuj vang Rioja, phô mai Roquefort… 

Các mặt hàng xuất khẩu chính của EU sang Việt Nam là các sản phẩm công nghệ cao như máy móc và thiết bị điện, máy bay, phương tiện và dược phẩm. Các mặt hàng xuất khảu chính của Việt Nam sang EU bao gồm sản phẩm điện tử, giày dép, dệt may, cà phê, gạo, hải sản và đồ nội thất.

Với tổng số 6,1 tỷ euro, EU là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Hầu hết các khoản đầu tư của EU nằm trong lĩnh vực chế biến công nghiệp và sản xuất.

Thông qua hiệp định EVFTA, các công ty EU cũng sẽ có thể tham gia đấu thầu một cách bình đẳng với các công ty Việt Nam. 

Bên cạnh việc mang đến những cơ hội kinh tế quan trọng, hiệp định cũng đảm bảo rằng thương mại, đầu tư và phát triển bền vững luôn song hành, bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn bảo hộ lao động, môi trường và người tiêu dùng cao, đảm bảo không có những “cuộc đua” tranh giành đầu tư và thương mại. 

Thoả thuận bảo hộ đầu tư vẫn sẽ cần được tất cả các quốc gia thành viên phê chuẩn theo thủ tục nội bộ tương ứng. Sau khi được phê chuẩn, thoả thuận này sẽ thay thế các hiệp định đầu tư song phương mà 21 quốc gia thành viên EU hiện đang có với Việt Nam. 

Nguồn: European Commission

Xem thêm

Hiệp định EVFTA: Cơ hội để chiến thắng!

Hiệp định EVFTA: Cơ hội để chiến thắng!

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu được các chuyên gia và nhà báo kinh tế trên thế giới đánh giá là một bước tiến giúp Việt Nam củng cố đư
Hiệp định EVFTA: Việt Nam cần chuẩn bị kỹ càng

Hiệp định EVFTA: Việt Nam cần chuẩn bị kỹ càng

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, chưa bao giờ có FTA nào chưa được phê chuẩn mà đã nhận được sự quan tâm, quyết liệt triển khai như EVFTA. Các Hiệp định khác cứ ký xong là xong, tự chu
Cơ hội đầu tư tại thị trường châu Âu sau EVFTA

Cơ hội đầu tư tại thị trường châu Âu sau EVFTA

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tập đoàn Karma tổ chức Hội thảo “Thị trường châu Âu sau EVFTA: Cơ hội kinh doanh và xu hướng đầu tư cho tương lai” tại Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...