Người Mỹ đã ra đi khỏi Syria như thế nào?

Phóng viên trang Komsomon Pravda (KP) - Alexander Kotz - đã đến một trong những doanh trại cũ của Mỹ phía bắc Manbij. Tại đây, đơn vị SDF cướp tất cả đồ dùng thông thường như điều hòa không khí, tủ lạnh và các vật dụng khác.
Người Mỹ đã ra đi khỏi Syria như thế nào?

Kotz được chào đón nồng nhiệt bởi người chỉ huy đơn vị SDF, nhận được một số thông tin về tình hình trên khu vực có đại đa số người dân Kurd sinh sống, địa bàn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Hồi giáo thánh chiến chuẩn bị tiến công.

Muhamad, chỉ huy SDF tại doanh trại Mỹ cho biết:  Thực tế, không nhiều người Kurd tin tưởng vào Quân đội Syria Tự do (FSA) thân Thổ Nhĩ Kỳ. Một lượng lớn cũng không tin vào chính quyền Damascus. 

Nhưng hầu hết cư dân của Rodzhava (người Kurd gọi tên vùng đất lãnh thổ của họ) đều ủng hộ SDF. Đồng thời, tất cả người dân Kurd đều tin tưởng Nga. 

Nếu quân đội Syria đến đây và bắt đầu bắt giữ mọi người, sự hỗn loạn sẽ đến Manbij, phần lớn người dân đơn giản sẽ bỏ chạy. Chính sách lãnh đạo của SDF trong các khu định cư được định hướng không can thiệp vào công việc nội bộ khu vực của người dân.

Ông nói: Để làm cho mọi người cảm thấy ổn định và tin tưởng chúng tôi, chúng tôi đã cho họ thêm tự do. Nếu Nga đảm bảo rằng chính phủ Syria không tiến hành đàn áp ở đây, người dân sẽ ở lại và ủng hộ Damascus. 

Nhưng nếu Chính phủ không thực hiện các đảm bảo này, phần lớn dân số sẽ di tản – gần nhất là một số đến Jarablus, vùng do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát, một số khác sẽ đến khu vực Kurdistan ở Iraq. Chúng tôi hiểu rằng chính quyền Syria sẽ thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý khi quân đội Nga đang ở đây.

Quân đội Mỹ rút đi, bỏ lại rất nhiều các vật dụng tùy thân hỗn tạp, một người lính Joseph Lanning để lại cả thẻ bài của mình cùng bộ dụng cụ làm sạch vũ khí cá nhân, được coi là vật bất ly thân. Một người lính khác bỏ quên chevron (lon) của mình, mang tên Craven. Còn có cả miếng dán dấu hiệu lực lượng của Quân đội Mỹ

Đây là một trong vô số những ví dụ về việc lính Mỹ bỏ lại và không cần giữ bí mật, các đơn vị quân đội Mỹ rất vội vã rút khỏi địa bàn này trước khi liên minh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm Quân đội Quốc gia Syria SNA tấn công.

Mỹ phá hủy các sở chỉ huy, trung tâm truyền thông, kho vũ khí đạn dược, nhưng không phá hủy doanh trại. Lực lượng Dân quân người Kurd thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tiến vào chiếm lĩnh các căn cứ này, sau đó bàn giao lại cho Quân đội Syria.

Những vật dụng, sách vở, thậm chí cả một máy chủ còn hoạt động được bị quân đội Mỹ bỏ lại ở doanh trại. Ảnh KP.ru

Lực lượng SDF không quan tâm lắm đến các loại tài liệu, vật dụng cá nhân và thậm chí cả một máy chủ với các bộ phận điều khiển phần cứng còn nguyên vẹn. Ngoài ra còn có cả một lá cờ của Trung tâm chỉ huy Các chiến dịch đặc biệt Quân đội Mỹ với slogan “Đến và chiếm lĩnh”.

Doanh trại quân đội Mỹ sau khi rút lui. Video Kp.tu

Để bảo vệ an toàn, các đơn vị Quân đội Syria phải hộ tống lực lượng quân đội Mỹ rời khỏi tỉnh Aleppo, hướng về biên giới Syria -  Iraq.

Quân đội Mỹ rút khỏi địa bàn người Kurd và phản ứng của người dân. Video hewar news

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...