Nguy cơ chiến tranh đang hiện hữu?

Phía Israel cáo buộc Iran vừa bắn 20 tên lửa vào các doanh trại quân đội của nước này ở Cao nguyên Golan, khu vực nhà nước Do thái đang chiếm đóng.
Nguy cơ chiến tranh đang hiện hữu?

Cáo buộc của phía Israel xuất hiện không lâu sau vụ không kích của nước này nhằm vào quân đội Iran tại Syria, dẫn tới cái chết của 15 người, trong đó ít nhất có 8 công dân Iran. Tên lửa phóng vào cao nguyên Golan trong vụ tấn công vừa xảy ra xuất phát từ Syria.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Israel cho biết vụ không kích xảy ra đêm 10/5 nhưng không có thương vong cho phía Israel. Một số tên lửa hoặc đạn pháo bị hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel đánh chặn nhưng một số khác vẫn lọt qua lá chắn. Đánh giá sơ bộ cho thấy thiệt hại từ vụ không kích không quá lớn.

Nếu cuộc tấn công mà phía Israel cáo buộc là thật, đây sẽ là lần đầu tiên phía Iran bắn tên lửa về phía Cao nguyên Golan, khu vực đang bị Israel chiếm đóng. Nhà nước Do Thái đã phát đi những cảnh báo cấp độ cao ở khu vực này kể từ thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Phía Bộ Quốc phòng Israel coi vụ tấn công là vô cùng nghiêm trọng đồng thời tuyên bố "mọi việc chưa kết thúc". Trước đó, Israel tiến hành vụ không kích nhằm vào các lực lượng Iran ở Syria, dẫn tới cái chết của 15 người trong đó có ít nhất 8 công dân Iran. Trong quá khứ, Israel cũng nhiều lần không kích nhằm vào Iran tại Syria.

Tuy nhiên, việc Iran đáp trả bằng tên lửa cho thấy xung đột ở khu vực có thể bị đẩy lên một cấp độ mới. Cả Iran và Israel đều là những cường quốc quân sự trong khu vực. Khả năng hai quốc gia trực tiếp tấn công lẫn nhau là điều khó xảy ra bởi sự ngăn cách về địa lý. Tuy nhiên, Syria có thể trở thành chiến trường để Tehran và Tel Aviv đọ súng, khiến tình hình vốn đã rối ren lại càng trở nên phức tạp.

Cao nguyên Golan là khu vực Israel chiếm đóng của Syria từ năm 1967. Động thái này hoàn toàn không được cộng đồng quốc tế công nhận.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...