HNX ban hành Bộ nguyên tắc phân bảng UPCoM theo quy mô vốn

Phân bảng UPCoM theo quy mô vốn sẽ sắp xếp chứng khoán của các tổ chức đăng ký giao dịch trên UPCoM vào các bảng theo chỉ tiêu vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán.
HNX ban hành Bộ nguyên tắc phân bảng UPCoM theo quy mô vốn

Ngày 19/5/2017, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã ban hành Bộ nguyên tắc phân bảng UPCoM theo quy mô vốn nhằm hỗ trợ nhà đầu tư trong việc theo dõi các nhóm doanh nghiệp theo vốn chủ sở hữu hiện có và chuẩn bị sẵn sàng cho việc phân loại một lượng hàng hóa lớn tham gia thị trường trong thời gian tới.

Nguyên tắc để phân bảng UPCoM theo quy mô vốn là chứng khoán đăng ký giao dịch trên UPCoM không thuộc Bảng Cảnh báo nhà đầu tư sẽ được phân thành 3 bảng:

- UPCoM quy mô lớn (UPCoM Large) bao gồm chứng khoán của các tổ chức đăng ký giao dịch có vốn chủ sở hữu từ 1.000 tỷ đồng trở lên.

- UPCoM quy mô vừa (UPCoM Medium): bao gồm chứng khoán của các tổ chức đăng ký giao dịch có vốn chủ sở hữu từ 300 tỷ đồng trở lên đến dưới 1.000 tỷ đồng.

- UPCoM quy mô nhỏ (UPCoM Small): bao gồm chứng khoán của các tổ chức đăng ký giao dịch có vốn chủ sở hữu từ 10 tỷ đồng trở lên đến dưới 300 tỷ đồng.

Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu được xem xét là mã chỉ tiêu 400 kỳ gần nhất trên bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán. Trường hợp tổ chức đăng ký giao dịch là công ty mẹ của một tổ chức khác hoặc là doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân thì chỉ tiêu vốn chủ sở hữu được xem xét dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp đã được kiểm toán.

Các bảng UPCoM theo quy mô vốn có chỉ số riêng bao gồm chỉ số UPCoM Large, chỉ số UPCoM Medium và chỉ số UPCoM Small và được hiển thị trên bảng giao dịch trực tuyến của Sở GDCK Hà Nội .

Định kỳ hàng năm, Sở GDCK Hà Nội sẽ xem xét, phân loại và sắp xếp chứng khoán đăng ký giao dịch vào các bảng UPCoM Large, Medium và Small. Tại thời điểm chốt dữ liệu, trường hợp tổ chức đăng ký giao dịch chưa nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, Sở GDCK Hà Nội tạm thời phân bảng dựa trên số liệu của báo cáo tài chính năm liền trước đã được kiểm toán hoặc dựa trên thông tin về vốn gần nhất của doanh nghiệp.

Ngoài các kỳ xem xét, Sở GDCK Hà Nội sẽ có sự điều chỉnh đối với 3 trường hợp đặc biệt: đưa chứng khoán ra khỏi bảng quy mô vốn khi không đáp ứng tiêu chí vào bảng, đưa chứng khoán vào bảng quy mô vốn khi có chứng khoán mới giao dịch trên UPCoM và chuyển chứng khoán giữa các bảng khi doanh nghiệp đăng ký giao dịch nộp báo tài chính kiểm toán năm sau thời điểm chốt dữ liệu của kỳ xem xét (nếu Sở GDCK Hà Nội xét thấy cần thiết).

Việc phân bảng UPCoM theo quy mô vốn sẽ thay thế cho bảng UPCoM Premium trên thị trường UPCoM. Danh sách các bảng theo quy mô vốn sẽ được Sở GDCK Hà Nội công bố vào ngày 23/6/2017 nhân dịp kỷ niệm 8 năm ngày khai trương thị trường UPCoM (24/6/2009 - 24/6/2017).

Trong 5 tháng đầu năm 2017, có 125 doanh nghiệp ĐKGD mới trên UPCoM. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 10,74 triệu cổ phiếu/phiên và giá trị giao dịch đạt 202,9 tỷ đồng/phiên (tăng 10,2% về khối lượng giao dịch và 62,4% về giá trị giao dịch so với nửa đầu năm 2016).

Tính đến hết ngày 25/5/2017, trên thị trường UPCoM có 540 doanh nghiệp đăng ký giao dịch, tổng giá trị ĐKGD hơn 185,55 nghìn tỷ đồng (cao gấp 21 lần so với cùng kỳ năm ngoái), vốn hóa thị trường trên 419 nghìn tỷ đồng (tăng 290% so với cùng kỳ năm trước).

Chỉ số UPCoM-Index đạt mức 57,21 điểm tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/5/2017, tăng 7,06% so với cuối năm 2016.

Tính đến hết ngày 24/5/2017, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài có tổng cộng 42,4 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch đạt 1,93 nghìn tỷ đồng, trong đó giao dịch mua vào là 1,16 nghìn tỷ đồng, giao dịch bán ra là 775,7 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Thị trường chứng khoán thời gian tới sẽ chứng kiến làn sóng chia cổ tức ấn tượng từ hàng loạt doanh nghiệp. Không chỉ ở mức cao, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chia cổ tức gấp rưỡi, gấp đôi mệnh giá hoặc trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới hơn 150%...

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự ổn định và nhiều yếu tố ngoại lực còn tiềm ẩn rủi ro, giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì thế phòng thủ, thận trọng trong phân bổ vốn và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc...

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ, vượt mốc 1.300 điểm trong phiên 14/5 và đang dần áp sát vùng cản kỹ thuật 1.320–1.340 điểm, tuy nhiên, đà tăng này cũng tiềm ẩn những rung lắc khi thị trường tiệm cận vùng kháng cự mạnh, báo hiệu khả năng điều chỉnh ngắn hạn trong các phiên tới...

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Trong khi phần lớn cổ phiếu trên thị trường èo uột về thanh khoản và lợi nhuận, loạt cái tên tưởng như bị lãng quên như May Phan Thiết, Mai táng Hải Phòng hay Cơ khí Phổ Yên lại “ghi điểm” với mức cổ tức lên đến hàng trăm phần trăm bằng tiền mặt...