Nhà phân tích phố Wall: Cái kết cho Apple đang đến, cũng như Nokia ngày nào

Duy trì tăng trưởng doanh thu bằng cách tăng giá thiết bị, Apple đang đối mặt khó khăn khi khó có thể tăng giá thêm nữa cũng như doanh số iPhone đang giảm.
Nhà phân tích phố Wall: Cái kết cho Apple đang đến, cũng như Nokia ngày nào

Stephen McBride là một nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp và cũng là trưởng nhóm phân tích của RiskHedge, một hãng chuyên nghiên cứu và phân tích cổ phiếu công nghệ. Công việc khiến anh không thể không quan tâm đặc biệt đến Apple để đưa ra lời tư vấn cho các nhà đầu tư của mình.

Tuy nhiên, những sản phẩm mà Cupertino trình diễn trong năm ngoái khiến anh thực sự lo ngại. Dưới đây là suy nghĩ của anh về tương lai Apple trong thời gian tới.

Tôi đang ngồi trên chiếc taxi ở New York khi hướng vào trung tâm để tới Đại học Columbia, nơi chúng tôi tổ chức hội nghị American Disruption Summit lần đầu tiên.

Tài xế và tôi cùng nói chuyện về mức giá cao ngất ngưởng của những chiếc iPhone mới nhất. Anh ta thực sự sốc khi tôi nói rằng phiên bản rẻ nhất có giá tới 1.149 USD. "Ai có thể đủ tiền trả cho nó cơ chứ?" Anh tự hỏi.

Thảm họa sụp đổ sắp đến với Apple

Apple đã có một thập kỷ tuyệt vời. Kể từ khi iPhone ra mắt năm 2007, doanh số công ty đã nhảy vọt gấp 10 lần. Cổ phiếu của họ đã bật tăng hơn 700%.

Đến đầu tháng 11 năm ngoái, họ trở thành công ty đại chúng lớn nhất thế giới.

Nhưng hai tuần trước, Apple đã phát đi một bản cảnh báo hiếm hoi khiến các nhà đầu tư choáng váng. Lần đầu tiên từ năm 2002 đến nay, công ty cắt giảm mức dự báo thu nhập của mình. Cổ phiếu sụt giảm 10% vào ngày tồi tệ nhất của họ trong 6 năm nay.

Sự kiện này cũng kết thúc chuỗi ngày khủng khiếp đối với Apple khi cổ phiếu của họ trượt giảm 35% so với mức đỉnh của tháng 11 năm ngoái.

Mức giá trị vốn hóa của Apple đã sụt giảm 35% so với mức đỉnh vào tháng 11 năm ngoái

Cho đến nay, đà trượt giảm này đã thổi bay 446 tỷ USD giá trị vốn hóa của họ - khoản mất giá lớn nhất đối với một cổ phiếu cho đến nay. Nhưng đây mới chỉ là sự khởi đầu

Bí mật ẩn giấu sau tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ của Apple

Nếu bạn nhìn vào doanh số của Apple, bạn sẽ không thấy điều gì sai cả.

Kể từ năm 2001 đến nay, doanh thu Apple luôn tăng trưởng ổn định. Nếu dựa vào thước đo này, dường như hoạt động kinh doanh của Apple vẫn rất hoàn hảo. Nhưng có một bí mật ẩn giấu sau các con số đó.

Bất chấp doanh thu vẫn tăng trưởng, Apple ngày càng bán được ít iPhone hơn sau mỗi năm. Trên thực tế, doanh số iPhone đã đạt đỉnh vào năm 2015. Năm ngoái, Apple bán được ít hơn ba năm trước 14 triệu iPhone.

Doanh thu của Apple vẫn tăng trưởng đều đặn từ 2001 cho đến nay

Apple duy trì tăng trưởng doanh thu bằng cách tăng giá iPhone

Năm 2010, bạn có thể mua một chiếc iPhone 4 mới nguyên với giá 199 USD. Năm 2014, chiếc iPhone 6 mới ra mắt tốn của bạn 399 USD. Ngày nay, phiên bản rẻ nhất của iPhone X có giá đến 1.149 USD.

Như vậy sau 8 năm, mức giá Apple đưa ra đã tăng đến 500%.

Trong khi đó, công nghệ luôn rẻ hơn theo thời gian.

Không lâu trước đây, một chiếc TV màn hình phẳng độ phân giải cao vẫn còn là một món đồ xa xỉ. Ngay cả một chiếc TV kích thước nhỏ cũng tiêu tốn đến cả ngàn USD. Giờ đây bạn có thể mua một chiếc TV 55 inch từ Best Buy với giá chỉ 500 USD.

Năm 1984, Motorola bán chiếc điện thoại di động đầu tiên với giá 4.000 USD. Giờ đây, theo báo cáo từ hãng nghiên cứu IDC, giá trung bình cho smartphone ngày nay chỉ còn 320 USD.

Giá điện thoại di động đã giảm gần 92%. Nhưng với Apple, họ đã tăng giá smartphone của mình lên 500%. Thành thật mà nói, thật ấn tượng vì cách Apple làm được điều này. Nhưng …

Chiếc điện thoại di động đầu tiên của Motorola có giá đến 4.000 USD

Apple không thể tăng giá thêm được nữa

Smartphone dường như đã đi đến cuối chu kỳ của những mảng kinh doanh đột phá.

Mười hai năm trước, chỉ có 120 triệu người sở hữu điện thoại di động. Giờ đây, theo IDC, có hơn 5 tỷ người đã sở hữu smartphone.

Apple là người được hưởng lợi đằng sau sự bùng nổ này. Là người thống trị cuộc chơi trên một thị trường đang tăng trưởng nhanh, họ trở thành công ty đại chúng nhiều lợi nhuận nhất trong lịch sử.

Khi tăng trưởng doanh số iPhone dừng lại vào năm 2015. Thông thường đây sẽ là sự kết thúc cho hầu hết mảng kinh doanh. Nhưng giá trị thương hiệu và lượng fan cuồng nhiệt đông đảo của họ đã cho phép họ tính giá cao đến điên rồ trong vài năm gần đây.

Nhưng giờ mức tăng giá iPhone đã đi xa hết mức có thể của mình. Bạn sẽ trả nhiều nhất bao nhiêu tiền cho chiếc smartphone của mình? 1.500 USD? Hay 2.000 USD?

Biểu đồ giá iPhone qua các năm

Tồi tệ hơn khi giờ đây Apple quyết định giữ điều đó làm bí mật cho mình. Trong tháng 11 vừa qua, Apple cho biết họ sẽ dừng công bố doanh số iPhone của mình.

Đừng quên iPhone là vương miện của Apple

iPhone tạo ra 2/3 tổng doanh số cho Apple.

Thử tưởng tượng xem – một công ty đại chúng kiếm được phần lớn tiền của mình nhờ vào bán điện thoại nhưng giờ lại không nói với các nhà đầu tư biết họ bán được bao nhiêu điện thoại nữa.

Các dòng sản phẩm khác của họ cũng không gánh nổi khoản thiếu hụt do việc giảm doanh số iPhone mang lại. 20% doanh thu của Apple đến từ iPad và máy tính Mac. Danh mục các sản phẩm này cũng đang trì trệ.

Liệu Apple có thể chọn con đường khác và giảm giá iPhone được không? Tôi sẽ làm thử vài phép tính. Nếu Apple giảm giá lại về mức của năm 2016, họ sẽ phải bán thêm 41 triệu điện thoại nữa để đạt được mức doanh thu của 2018.

Liệu Apple có lặp lại số phận của Nokia?

Trước Apple, Nokia từng là vua của điện thoại di động.

Trong năm 2007, trang bìa của một tạp chí kinh doanh danh tiếng viết:

"Nokia: Một tỷ khách hàng – ai có thể bắt kịp ông vua điện thoại di động đây?"

2007 cũng là năm iPhone ra mắt, và dưới đây là đồ thị giá cổ phiếu của Nokia.

Theo Nguyễn Hải/Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…