Nhật Bản chính thức thanh tra Tập đoàn thép Kobe Steel

Hãng Kyodo đưa tin, ngày 23/10, Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản đã chính thức tiến hành thanh tra một nhà máy của Tập đoàn sản xuất thép Kobe Steel tại miền Trung nước này.
Nhật Bản chính thức thanh tra Tập đoàn thép Kobe Steel

Đây là nơi bị phát hiện đã làm giả mạo thông số chất lượng về độ bền của sản phẩm nhôm được sử dụng để sản xuất dòng máy bay phản lực chở khách của Mitsubishi Heavy Industries.        

Tại nhà máy này, Bộ Giao thông - Vận tải Nhật Bản sẽ kiểm tra hệ thống kiểm soát chất lượng và tiến hành điều tra để xác định liệu còn những sai phạm khác chưa được phát hiện hay không.

Ngoài nhà máy trên, các nhà máy của Kobe Steel đặt tại Tochigi và Yamaguchi cũng bị phát hiện đã làm giả số liệu của sản phẩm nhôm.

Trước đó ngày 8/10, chính Kobe Steel - nhà sản xuất thép lớn thứ ba Nhật Bản đã thừa nhận bán những sản phẩm không đạt chuẩn cho khoảng 500 công ty.

Theo báo Nikkei, danh sách những công ty có sử dụng sản phẩm bị gian dối số liệu từ Kobe Steel đang ngày một nhiều hơn. Hoạt động gian dối đã trở nên bình thường đến nỗi nó "lặp đi lặp lại" hết đời quản lý này đến quản lý khác mà không ai thay đổi hoặc muốn thay đổi.

Hành vi gian dối số liệu diễn ra một cách có hệ thống tại bốn nhà máy của Kobe Steel ở Nhật, bê bối này đã lan sang tất cả các bộ phận trong hoạt động kinh doanh thép - hoạt động chính của Kobe Steel. Phát hiện lần này đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu phải rùng mình, đặc biệt là khi bê bối này đến từ một quốc gia công nghiệp nổi tiếng uy tín như Nhật Bản.

Việc gian lận của Kobe Steel ảnh hưởng đến hàng loạt các nhà sản xuất ô tô, tàu hỏa và máy bay trên thế giới
Việc gian lận của Kobe Steel ảnh hưởng đến hàng loạt các nhà sản xuất ô tô, tàu hỏa và máy bay trên thế giới 

Ngày 13/10, Chủ tịch Tập đoàn thép lớn thứ 3 Nhật Bản Kobe Steel đã thừa nhận vụ bê bối có ảnh hưởng đến khoảng 500 công ty, nhiều gấp 2 lần so với ước tính ban đầu.

Giá cổ phiếu Kobe Steel đã giảm hơn 40% kể từ đầu tuần, sau khi tập đoàn này thừa nhận làm giả dữ liệu về độ bền của một số sản phẩm nhôm và đồng được sử dụng trong chế tạo máy bay, ô tô, thậm chí cả tên lửa vũ trụ.

Hàng loạt các nhà sản xuất ô tô, tàu hỏa và máy bay trên thế giới đang tiến hành kiểm tra để xác định xem có hay không việc họ sử dụng phải vật liệu dưới chuẩn do Tập đoàn thép Kobe Steel của Nhật Bản cung cấp.

Việc kiểm tra được thực hiện sau khi nhà sản xuất thép lớn thứ 3 của Nhật Bản thừa nhận làm giả dữ liệu về độ bền chắc của một số sản phẩm nhôm và đồng. General Motors, Boeing, Toyota, Hitachi, Mazda là 5 trong số hàng loạt công ty phải kiểm tra lại các mẫu xe ô tô và máy bay.

Cơ quan đường sắt Nhật Bản cũng cho biết, các linh kiện do Kobe Steel cung cấp để lắp ráp tàu siêu tốc không đáp ứng tiêu chuẩn của nước này nhưng đến nay không có vấn đề mất an toàn nào bị phát hiện.

Chủ tịch Tập đoàn Kobe Steel đã chính thức xin lỗi trước truyền thông do bê bối gian lận này đang lan rộng. Một cuộc điều tra nội bộ cho thấy, dữ liệu đã được làm giả cho khoảng 19.300 tấn sản phẩm nhôm, 2.200 tấn sản phẩm đồng và 19.400 sản phẩm đúc nhôm của Kobe Steel và được giao cho các khách hàng từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2017.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…