Nhật Bản: Mở cửa du lịch, nhưng du khách lại chần chừ?

Mặc dù đã mở cửa từ đầu tháng 6/2022, nhưng số lượng khách du lịch tới Nhật Bản lại không hề khả quan. Lí do nào đã gây nên tình trạng này?
Nhật Bản: Mở cửa du lịch, nhưng du khách lại chần chừ?

Mùa hè 2022 đã bị chi phối bởi những câu chuyện về những rủi ro trong du lịch, tình trạng quá tải tại các sân bay, điểm đến và những đợt nắng nóng đe dọa tính mạng ở châu Âu.

Tuy nhiên, ở châu Á, nơi nhiều quốc gia đang mở cửa trở lại dần dần - với ít số vụ hủy chuyến bay hay những câu chuyện kinh dị về thất lạc hành lý - thì lượng khách du lịch quay trở lại vẫn chậm hơn kỳ vọng.

Điều đó đặc biệt có thể thấy ở Nhật Bản, nơi mà kế hoạch mở cửa du lịch trở lại bắt đầu từ tháng 6/2022, đúng vào mùa du lịch cao điểm. Tuy nhiên, từ ngày 10/6 đến 10/7, xứ sở hoa anh đào chỉ đón khoảng 1.500 khách du lịch giải trí, theo dữ liệu từ Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản. Con số này giảm 95% so với cùng kỳ năm 2019, trước đại dịch.

Vậy điều gì gây ra sự chênh lệch? Và tại sao du khách lại chần chừ trở lại nơi vốn là một điểm đến nổi tiếng trong lịch sử?

Những quy định rắc rối

Mặc dù đã mở cửa trở lại, nhưng Nhật Bản hiện chỉ cho phép khách du lịch giải trí đi theo nhóm có tổ chức chứ không được đi cá nhân. Đối với nhiều người ở phương Tây, những người thích sự tự do và không muốn tuân theo một hành trình gò bó, vấn đề đó là một yếu tố then chốt.

Melissa Musiker, một chuyên gia quan hệ công chúng ở New York, người từng thường xuyên đến Nhật Bản cho biết: “Chúng tôi không cần người ‘trông trẻ’.” Bà Musiker và chồng đã đến Tokyo "khoảng sáu lần” trong quá khứ và cặp đôi đã lên kế hoạch đến thăm lại vào năm 2022 khi họ nghe tin biên giới được mở cửa, nhưng thất vọng vì những hạn chế nghiêm ngặt và từ bỏ ý định. Thay vào đó, họ đang chọn một điểm đến mới là Hàn Quốc để nghỉ dưỡng. "Chúng tôi không muốn cách ly. Đó là một yếu tố quan trọng,” bà Musiker nói. "Chúng tôi chỉ thích đi dạo loanh quanh, mua sắm và ăn những món ăn đắt tiền."

nhật bản

Chính sách “mở-cửa-một-nửa”

Chính sách mở cửa không hoàn toàn của Nhật Bản không chỉ áp dụng đối với thị thực, mà còn là các quy định về khẩu trang ở nhiều khu vực, các tour du lịch theo nhóm rất đắt đỏ và yêu cầu cách ly kiểm dịch khi đến nơi, khiến việc thu hút khách du lịch quốc tế càng khó khăn hơn.

Katie Tam, người đồng sáng lập Arry - một nền tảng giúp du khách đến Nhật Bản đặt chỗ tại các nhà hàng, cho biết trước đại dịch, du khách châu Á - sống ở Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc hoặc Singapore - sử dụng Arry rất nhiều khi họ đến thăm Nhật Bản. Tuy nhiên, kể từ 2020, công ty đã phải tạm ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, đến nay, bắt đầu đã có một số thành viên liên lạc lại với Arry về việc đặt bàn - những người đã có thể xin được thị thực đi công tác Nhật Bản. Hiện tại, đây là cách duy nhất để những người không phải là công dân đến đất nước này với tư cách khách lẻ và một số người đang tận dụng lợi thế của sự vắng vẻ để đến được các nhà hàng nổi tiếng.

Theo Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh, hai thị trường lớn nhất của du lịch Nhật Bản hiện nay là Thái Lan và Hàn Quốc. Nhưng "lớn nhất" ở đây chỉ rơi khoảng 400 người/ mỗi quốc gia kể từ tháng 6. 

“Hiệu ứng Trung Quốc”

Năm 2019, thị trường du lịch lớn nhất của Nhật Bản là nước láng giềng Trung Quốc, với 9,25 triệu lượt khách du lịch. 

Tuy nhiên, giờ đây, Trung Quốc về cơ bản vẫn bị phong tỏa với phần còn lại của thế giới. Quốc gia tỷ dân vẫn có các quy trình kiểm dịch nghiêm ngặt dành cho người dân cũng như người nước ngoài, khiến ngành du lịch rơi vào bế tắc.

Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất bị ảnh hưởng đáng kể từ việc thiếu du khách Trung Quốc. Các điểm đến phổ biến đối với khách du lịch Trung Quốc, như Úc, Thái Lan, Singapore và Hàn Quốc, đều bị mất đi lượng lớn doanh thu. 

Hiroyuki Ami, người đứng đầu bộ phận quan hệ công chúng của Tokyo Skytree - một địa điểm thăm qua nổi tiếng ở Tokyo, nói rằng phải đến ngày 27/6 nhóm du lịch quốc tế đầu tiên mới đến đài quan sát. Nhóm được đề cập bao gồm các khách từ Hồng Kông. Mặc dù Hồng Kông vẫn có những hạn chế nghiêm ngặt bao gồm kiểm dịch bắt buộc tại khách sạn đối với những cư dân từ nước ngoài trở về, nhưng khách du lịch đến đây vẫn còn dễ dàng hơn nhiều so với từ Trung Quốc đại lục.

“Hầu hết khách đến Skytree trong sáu tuần qua là người Nhật Bản địa phương”.

Hy vọng cho ngành du lịch Nhật Bản

Bất chấp những khó khăn hiện nay, thì khi chính phủ Nhật Bản mở cửa hoàn toàn cho các du khách cá nhân, chắc chắn tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện. Cụm từ cửa miệng "du lịch trả thù" được tạo ra để mô tả những người đã tiết kiệm tiền trong suốt thời gian đại dịch để chờ tới thời điểm được “bung lụa” cho những chuyến du lịch nghỉ dưỡng chắc chắn sẽ được nhắc nhiều tới Nhật Bản, một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất trên thế giới. 

Xem thêm

Du lịch Việt Nam bật tăng mạnh sau 2 năm bị dồn nén do đại dịch Covid-19

Du lịch Việt Nam bật tăng mạnh sau 2 năm bị dồn nén do đại dịch Covid-19

Ngành du lịch Việt Nam sau hai năm bị dồn nén lập tức chứng kiến sự hồi phục ngoạn mục khi 5 tháng đầu năm đã có tổng cộng 48,6 triệu lượt khách nội địa và 365.000 lượt khách quốc tế. Tổng thu của toàn ngành trong 5 tháng đầu năm ước đạt 211.000 tỷ đồng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh đến cuối năm.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…