Nhật Bản muốn đưa Hàn Quốc ra Toà án Công lý Quốc tế

Nhật Bản đang xem xét việc đưa những vấn đề tranh chấp với Hàn Quốc liên quan tới khoản bồi thường cho người lao động bị cưỡng ép trong thế chiến lên Toà án Công lý Quốc tế, đài truyền hình NHK Nhật B
Nhật Bản muốn đưa Hàn Quốc ra Toà án Công lý Quốc tế

Những câu hỏi và tranh cãi về khoản bồi thường cho người lao động Hàn Quốc đã bị bóc lột và cưỡng ép trong thời điểm 1910-1945 khi Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên đã dẫn tới nhiều thay đổi tiêu cực trong mối quan hệ của hai quốc gia. Và căng thẳng càng trở nên tồi tệ hơn khi Nhật Bản ra quyết định thắt chặt xuất khẩu chip và thiết bị công nghệ cao sang Hàn Quốc.

Toà án Tối cao Hàn Quốc vào năm ngoái đã ra lệnh cho hai cong ty Nhật Bản bồi thường cho các công nhân thời chiến – một phán quyết mà Tokyo cho rằng đã vi phạm luật pháp quốc tế bởi Nhật Bản tin rằng, các vấn đề bồi thường đều đã được giải quyết theo một hiệp ước năm 1965.

Tokyo đã thúc đẩy việc đưa một đại diện trọng tài quốc tế thứ ba nhằm giải quyết vấn đề này, nhưng Hàn Quốc đã bác bỏ. Cuối ngày thứ Năm (18/7) là thời hạn cuối cùng để tìm kiếm trọng tài nước thứ ba, phó thư ký trưởng nội các Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết.

Ông nói thêm rằng Toyko đã không nhận được bất kỳ lời phản hồi nào về quyết định từ phía Seoul và khẳng định chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc giục một cách mạnh mẽ để Hàn Quốc chấp nhận thủ tục “tìm kiếm nước thứ ba trọng tài” này.

Đài truyền hình NHK cho biết, khi thời hạn kết thúc, Nhật Bản sẽ không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy Seoul giải quyết vấn đề theo hướng đi đã đề xuất, mà sẽ chuẩn bị thêm các biện pháp khác – bao gồm cả việc đưa vấn đề lên Toà án Công lý Quốc tế.

Vụ việc sẽ khó có thể đưa ra toà, nếu không có sự đồng thuận từ phía Hàn Quốc, hàng tin Kyodo đưa tin.

Trong thời gian vừa qua, Nhật Bản đã có những biện pháp thắt chặt xuất khẩu công nghệ sang Hàn Quốc, tuy nhiên nhấn mạnh rằng các biện pháp kiểm soát này không phải là sự trả đũa đối với phán quyết bồi thường của Toà án Hàn Quốc. Trong một báo cáo từ hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết, Tokyo sẽ từ chối yêu cầu tổ chức đàm phán để thảo luận về vấn đề kiểm soát xuất khẩu của Seoul.

Trong cuộc họp gần đây nhất được tổ chức vào tuần trước tại Tokyo, căng thẳng đã trở nên gia tăng hơn nữa khi hai bên công khai tranh cãi tại cuộc họp. Hàn Quốc kêu gọi đồng minh Hoa Kỳ xoa dịu căng thẳng với Nhật Bản, cảnh báo các mối đe doạ đối với nguồn cung cấp chip nhớ (memory chip) và điện thoại thông minh trên toàn cầu.

Trong chuyến thăm Seoul vào thứ Tư (17/7), nhà ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ David Stilwell cho biết chính phủ Hoa Kỳ sẽ làm những gì họ có thể để giúp đỡ, nhưng cũng nhấn mạnh rằng mọi việc về cơ bản đều phải phụ thuộc vào Nhật Bản và Hàn Quốc giải quyết sự khác biệt giữa hai bên và tìm kiếm tiếng nói chung.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…