Nhiều cảnh báo về "rủi ro cực đoan" của một Brexit không-thoả-thuận

Brexit không-thoả-thuận được cảnh báo có thể gây ra tình trạng thiếu lương thực và rối loạn công cộng.
Nhiều cảnh báo về "rủi ro cực đoan" của một Brexit không-thoả-thuận

Kế hoạch của chính phủ Anh về một Brexit không-thoả-thuận đang được cảnh báo về sự gián đoạn nghiêm trọng đối với các tuyến đường xuyên biển, ảnh hưởng đến việc cung cấp thuốc và một số loại thực phẩm tươi sống. Bên cạnh đó, các cuộc biểu tình và phản kháng sẽ diễn ra trên khắp đất nước, có khả năng gây ra rối loạn công cộng.

Các giả định về trường hợp xấu nhất từ “Chiến dịch Búa Vàng” (Yellowhammer Operation) được công bố vào thứ Tư (12/9) vốn đã được chuẩn bị từ ngày 2/8, chỉ 9 ngày sau khi ông Boris Johnson trở thành Thủ tướng và tạo thành cơ sở cho một kế hoạch Brexit không-thoả-thuận. Tài liệu này xem xét những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu Anh rời Liên minh châu Âu vào ngày 31/10 mà không có thoả thuận. Trong đó cho biết, các toa chở hàng có thể phải chờ tới hai ngày rưỡi để vượt qua Eo biển Anh và công dân Anh có thể sẽ bị kiểm tra hải quan nghiêm ngặt hơn tại các đồn biên phòng của EU.

Tài liệu còn cho biết, lưu lượng giao thông trên Eo biển Anh có thể giảm tới 60% vào ngày đầu tiên sau khi Anh rời EU mà không có thoả thuận.

Sự gián đoạn tồi tệ nhất có thể kéo dài đến 3 tháng ảnh hưởng nhiều đến việc cung cấp nhiên liệu tại London và Đông Nam nước Anh. Nguồn cung cho một số loại thực phẩm tươi sống sẽ bị giảm. Nguy cơ ‘mua sắm hoảng loạn’ do nỗi lo thiếu lương thực sẽ gây ra hoặc làm trầm trọng thêm sự gián đoạn nguồn cung thực phẩm. Bên cạnh đó, các dịch vụ tài chính xuyên biên giới cũng sẽ bị tác động không hề nhỏ.

Một vài tài liệu từ “Chiến dịch Búa vàng” được công bố lần đầu tiên trên báo Sunday Times vào ngày 18/8. Đảng Lao động đối lập lên tiếng, xác nhận những rủi ro nghiêm trọng của một Brexit không -thoả-thuận”. Người phát ngôn của Đảng Lao động, ông Keir Starmer bình luận: “Thật sự vô trách nhiệm khi chính phủ đang cố tình phớt lờ những cảnh báo quan trọng này và ngăn công chúng nhìn thấy các bằng chứng. Boris Johnson phải thừa nhận rằng ông ta đã không trung thực với người dân Anh về hậu quả của Brexit không-thoả-thuận.”

(Lược dịch)
Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...