Những loại tinh dầu đắt giá nhất thế giới

Tinh dầu đã là một thứ quá quen thuộc với cuộc sống con người. Trong nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm hay y học đều có mặt tinh dầu. Tùy vào công dụng, nguyên liệu và cách chế tạo mà mỗi loại tinh dầu sẽ có mức giá khác nhau.
Những loại tinh dầu đắt giá nhất thế giới

Tinh dầu Champaca Absolute

Tinh dầu Champaca Absolute được chiết xuất từ hoa Champaca (Hoàng ngọc lan), được coi là một trong những cây linh thiêng nhất của Ấn Độ và châu Á. Hoa có mùi thơm ngọt ngào, mang lại niềm vui cho tất cả những người đi qua.

Những loại tinh dầu đắt giá nhất thế giới ảnh 1

Champaca (Hoàng ngọc lan) là một trong những cây linh thiêng nhất của Ấn Độ và châu Á

Để sở hữu 10ml tinh dầu này, bạn phải bỏ ra gần 2.300 USD. Đây là loại tinh dầu đắt nhất thế giới, thường được sử dụng để điều trị trầm cảm. Đối với phụ nữ, tinh dầu này giúp cân bằng hormone, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh. Rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng cũng sử dụng tinh dầu này trong những lọ nước hoa của mình.

Tinh dầu Tuberose Absolute

Tinh dầu này được làm từ hoa Tuberose hay hoa huệ, có mùi thơm rất cao, thường được sử dụng cho nước hoa. Hương thơm của nó rất gợi cảm và đây là lí do mà tinh dầu này được coi như một loại thuốc tăng ham muốn tình dục.

Những loại tinh dầu đắt giá nhất thế giới ảnh 2

Tuberose hay hoa huệ có mùi thơm rất cao thường được sử dụng cho nước hoa

Ngoài ra, tinh dầu còn thúc đẩy tâm trạng con người trở nên tự tin, quyết đoán hơn, rất có ích cho những người cai nghiện ma túy. Tinh dầu Tuberose Absolute có mức giá rất cao, hơn 1.500 USD cho 30ml.

Tinh dầu Frangipani

Những loại tinh dầu đắt giá nhất thế giới ảnh 3

Tinh dầu hoa sứ có khả năng kháng khuẩn, loại bỏ sạch mụn và tế bào chết trên da

Tinh dầu Frangipani (hoa sứ) có mùi thơm thuần khiết và dễ chịu, được xem là một liệu pháp diệu kì trong việc thanh lọc không khí và mang đến cảm giác thư giãn cho con người. Tinh dầu hoa sứ có khả năng kháng khuẩn, loại bỏ sạch mụn và tế bào chết trên da, giúp da trở nên căng mịn, hồng hào, và mạch máu lưu thông đều đặn hơn. Giá của một chai tinh dầu hoa sứ nhỏ vào khoảng 1.400 USD.

Tinh dầu Cannabis

Những loại tinh dầu đắt giá nhất thế giới ảnh 4

Tinh dầu cây cần sa cannabis có rất nhiều công dụng trong y học và làm đẹp

Tinh dầu cây cần sa cannabis có rất nhiều công dụng trong y học và làm đẹp. Có thể điều trị các tình trạng viêm như dị ứng da, bệnh chàm và bệnh vẩy nến. Tinh dầu còn giúp cải thiện da bị kích thích, tăng cường sự phát triển của tóc và móng tay. Tuy có nhiều công dụng nhưng khi sử dụng bạn nên nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. Tinh dầu này không được bày bán phổ biến, để sở hữu 30ml bạn phải bỏ ra 1000 USD.

Tinh dầu Trầm hương

Những loại tinh dầu đắt giá nhất thế giới ảnh 5

Tinh dầu có màu nâu đỏ đậm, khi xông đốt có hương gỗ ấm áp và dịu nhẹ

Tinh dầu trầm hương được chiết xuất từ gỗ trầm hương. Tinh dầu có màu nâu đỏ đậm, khi xông đốt có hương gỗ ấm áp và dịu nhẹ, được ưa chuộng để làm nguyên liệu nước hoa và ứng dụng vào ngành công nghiệp mỹ phẩm, giúp phòng bệnh ung thư, làm đẹp da, sáng mắt, cường dương. Làm dịu vết thương côn trùng cắn, sát khuẩn, chữa hen xuyễn, đau ngực, nôn mửa, trấn tĩnh, giải stress, pha chế nước hoa, xông tinh dầu cho không gian thờ cúng. Bởi giá trị của trầm hương rất cao nên tinh dầu trầm hương cũng rất đắt. Một lọ nhỏ 10ml tinh dầu nguyên chất có giá hơn 1000 USD.

Xem thêm

Kem chống nắng: Không chỉ để đi biển...

Kem chống nắng: Không chỉ để đi biển...

Nếu trước đây cụm từ “kem chống nắng” chỉ gắn liền với mùa hè, bãi biển. Thì giờ đây, nó gần như là một sản phẩm “must-have" mà từ kẻ ngoại đạo, mới bắt đầu hay đã là tín đồ làm đẹp lâu năm đều sở hữu.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...