Nổ súng gần điện Capitol Mỹ, một cảnh sát thiệt mạng, nghi phạm bị bắn hạ

Ngày 2/4, một kẻ có vũ trang không xác định lao xe vào rào chắn gần Washington Capitol và nổ súng. Theo thông tin ban đầu, ít nhất hai cảnh sát đã bị thương nặng, một nghi phạm bị bắn hạ sau vụ tấn công.

Thông tin truyền thông Mỹ cho biết, kẻ tấn công điều khiển xe ô tô đâm vào hàng rào ở một trạm kiểm soát, hạ gục hai cảnh sát. Sau đó nghi phạm nhảy ra khỏi xe với một con dao, cảnh sát đã nổ súng. Tội phạm đã nhập viện và tử vong sau đó. 

Các cảnh sát bị thương được đưa đến bệnh viện, một cảnh sát cũng tử vong. Sau tình huống khẩn cấp ở trung tâm thủ đô Washington, các biện pháp an ninh được tăng cường, các đơn vị Vệ binh Quốc gia được điều động đến Điện Capitol. Theo ghi nhận ban đầu, vào thời điểm xảy ra vụ tấn công không có dân biểu trong tòa nhà quốc hội.

Điện Capitol của Hoa Kỳ đã bị đóng cửa do mối đe dọa an ninh. Một trực thăng đã hạ cánh gần tòa nhà Capitol, có thể là để sơ tán những người đang có mặt trong điện.

Lực lượng Vệ binh Quốc gia phong tỏa khu vực Đồi Capitol

NBC News và các hãng truyền thông khác xác định, nghi phạm là Noah Green, một người đàn ông da đen 25 tuổi và được cho là tín đồ Hồi giáo.

Nghi phạm, một thanh niên da đen 25 tuổi bị bắn hạ
Nghi phạm, một thanh niên da đen 25 tuổi bị bắn hạ

Mặc dù cuộc điều tra của họ đang ở giai đoạn đầu, cảnh sát cho biết loại trừ động cơ khủng bố của cuộc tấn công. 

Tài khoản Facebook và Instagram của Green bị xóa ngay sau khi NBC đăng thông tin về kẻ phạm tội, nhưng ảnh chụp màn hình cho thấy một số bài đăng của Green đã lan truyền trực tuyến. 

 Trong những tuần trước khi xảy ra vụ tấn công, Green viết trên Instagram rằng chính phủ Mỹ đang nhắm mục tiêu vào anh ta bằng "sự kiểm soát tâm trí", cũng tuyên bố anh ta có "những cơn đau khủng khiếp" mà "có lẽ bị gây ra bởi CIA và FBI, các cơ quan chính phủ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” - theo CNN. Một bài đăng khác mô tả chính phủ liên bang là "kẻ thù số 1 của người Da đen."

Trên trang Facebook của Green, nghi phạm tự nhận là một tín đồ của Quốc gia Hồi giáo, một cách giải thích theo chủ nghĩa dân tộc của người da đen về Hồi giáo đã từng coi Malcolm X và Muhammad Ali là thành viên. Lãnh đạo hiện tại của nhóm này là Louis Farrakhan, thường thu hút sự chú ý của giới truyền thông bằng những bài phát biểu bài Do Thái.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?