Nỗi lo mất việc tại Ấn Độ sau cú sốc thuế quan mới nhất của Donald Trump

Nhiều doanh nghiệp Ấn Độ lo lắng buộc phải cắt giảm nhân công trước áp lực tăng thuế từ Hoa Kỳ.
Nỗi lo mất việc tại Ấn Độ sau cú sốc thuế quan mới nhất của Donald Trump

Nhà máy Sanjay Leekha tại ngoại ô New Delhi, Ấn Độ được coi là một trong những địa chỉ sản xuất túi xách da được nhiều thương hiệu lớn tin cậy. Nhưng vào thứ Tư, doanh nghiệp gia đình có tuổi đời 33 năm này – cùng với hàng ngàn các nhà sản xuất khác tai Ân Độ - đều trở thành “nạn nhân” mới nhất trong công cuộc định hình lại các mối quan hệ thương mại quốc tế của chính quyền Donald Trump.

Các nhà xuất khẩu hàng hoá như đồ nữ trang bình dân, vật liệu xây dựng, pin mặt trời, và thực phẩm chế biến sẽ phải đối mặt với mức thuế tăng lên tới 10% sau khi Nhà Trắng huỷ bỏ tư cách thành viên Hệ thống ưu đãi tổng quát của Ấn Độ hay còn gọi là GSP.

Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1976, GSP là một thoả thuận thương mại ưu đãi giữa Hoa Kỳ với hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với mục đích được thiết kế giúp các nước đang phát triển kinh tế, đồng thời giảm giá các sản phẩm nhập khẩu cho người tiêu dùng Hoa Kỳ. Cho đến nay, Ấn Độ là nước hưởng lợi lớn nhất từ GSP – 6,3 tỷ USD trong xuất khẩu được hưởng mức thuế ưu đãi – hoặc không áp thuế - tại Hoa Kỳ vào năm ngoái. Và trong số đó có nhà máy Sanjay Leekha của gia đình ông Leekha, nơi sản xuất tới 40.000 túi xách mỗi tháng. Nhưng với tình hiện hiện tại, các đối tác nước ngoài đang yêu cầu nhà máy giảm giá sản phẩm để hạ bớt chi phí thuế quá cao. Việc này sẽ dẫn tới lựa chọn buộc phải sa thải một số nhân viên của họ, ông Leekha chia sẻ.

Cách làm này của Washington như một cú đánh lớn giáng vào các doanh nghiệp Ân Độ, với mục đích nhằm vào chính phủ mới của thủ tướng Narendra Modi. Trong một tuyên bố tuần trước, TT Mỹ Donald Trump đã giải thích việc “hất cẳng” Ấn Độ ra khỏi hệ thống ưu đãi là một hình thức “trả thù” – khi nước này không cung cấp cho các công ty Mỹ “quyền truy cập công bằng và hợp lý” vào thị trường của mình, ông Trump cáo buộc.

Nguyên nhân của khiếu nại đó liên tục được đề cập về quyền bán thiết bị y tế và một số sản phẩm sữa cho người tiêu dùng Ấn Độ. Nhưng nhóm chiến dịch Liên minh cho GSP có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết quyết định trả đũa này cuối cùng sẽ là phản tác dụng và khiến các doanh nghiệp Mỹ phải trả hơn 300 triệu USD thuế mỗi năm. Một số doanh nghiệp lớn dường như cũng đồng ý với phát biểu này, như “đại gia” bán lẻ Walmart lên tiếng rằng tư cách thành viên trong hệ thống GSP của Ấn Độ đã mang lại lợi ích cho khách hàng Mỹ “bằng cách loại bỏ hàng triệu USD thuế nhập khẩu.” Hiệp hội may mặc và giày dép MỸ, đại diện cho những thương hiệu như New Balance và Adidas, cũng cảnh báo chính phủ rằng việc rút các lợi ích GSP của Ấn Độ sẽ khiến các công ty “không còn lựa chọn nào khác ngoài việc quay trở lại tìm nguồn cung cấp từ Trung Quốc”.

Tuy nhiên, dù như thế nào, động thái này sẽ trở thành thách thức chính sách đội ngoại lớn đầu tiên cho Nội các của thủ tướng Modi. Cho đến nay, phản ứng của chính phủ Ấn Độ là im lặng, cho thấy “cú đánh thuế” mới này có thể mang tính chất ngoại giao nhiều hơn là kinh tế.

Theo BBC

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…