Nước Mỹ lục đục sau cam kết của ông Trump

Ngày 12/6, phát biểu tại cuộc họp báo ngay sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ ngừng các cuộc tập trận với Hàn Quốc.
Nước Mỹ lục đục sau cam kết của ông Trump

Tuyên bố này khiến Tokyo, Seoul và thậm chí các nhà lập pháp Mỹ, trong đó có các quan chức Lầu Năm Góc hết sức ngỡ ngàng.

Tuyên bố của ông Trump đã làm cho không khí của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều dịu xuống. Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ đã bày tỏ sự lo lắng về nhượng bộ đáng kể này của ông Trump trước nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Hơn thế nữa, ông Trump còn nêu ra khả năng rút quân đội Mỹ khỏi Hàn Quốc. Điều này có nghĩa là khoảng 32.000 binh lính Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc sẽ về nước.

Không tham vấn đồng minh

Ông Michael J.Green, Phó chủ tịch cao cấp về châu Á và Nhật Bản của Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế cho rằng: “Thật sự thót tim khi một vị tổng thống Mỹ đơn phương thông báo với lãnh đạo Triều Tiên rằng Mỹ sẽ chấm dứt các hoạt động tập trận với các đồng minh của mình gồm Nhật Bản, Hàn Quốc… Và rồi còn tiếp tục nói rằng một ngày nào đó ông ấy muốn đưa hết quân đội ra khỏi châu Á. Đây là một động thái đáng ngạc nhiên”.

Theo ông Green, vừa được ca ngợi vì theo đuổi đường lối đối thoại thay vì đối đầu, chuyện ông Trump tuyên bố chấm dứt các cuộc tập trận ngay lập tức lại khiến các đồng minh lo ngại. Bởi lẽ, ông đã đưa ra một mục tiêu dài hạn đáp ứng mong muốn của Bình Nhưỡng, Bắc Kinh nhưng không hề tham vấn đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.

Một số nhà phân tích cho rằng, việc từ bỏ một con bài quan trọng quá sớm trong một cuộc chơi, ông Trump đã làm hỏng sức mạnh đòn bẩy của một người đàm phán.

Trong khi đó, Triều Tiên dường như vẫn dùng kế hoãn binh để đạt được độ lùi cho các hoạt động hạt nhân cũng như các vấn đề nhân quyền.

Ngay sau khi tuyên bố chấm dứt tập trận tại cuộc họp báo sau thượng đỉnh, ông Trump cũng thừa nhận rằng, sự nhân nhượng của ông lúc này là “không bình đẳng cho lắm”.

Trước những chỉ trích việc ông Trump nhượng bộ quá sớm, một số nhà phân tích cho rằng, Lầu Năm Góc có thể điều chỉnh tuyên bố của tổng thống, đại loại có thể là: “Điều mà tổng thống nói có nghĩa là sẽ không đưa máy bay ném bom hạng nặng tham gia cuộc tập trận này hoặc chúng tôi sẽ không làm cho tình hình leo thang bởi vì chúng ta đang trong tiến trình ngoại giao”.

Một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những tuyên bố của ông Trump “có thể dễ dàng đảo ngược”.

Ngay sau cam kết mới của ông Trump, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng đưa ra tuyên bố rằng, họ cần phải tìm hiểu rõ xem ý nghĩa và ý định thực sự của Tổng thống Trump là gì. Các chuyên gia Hàn Quốc cho rằng, các cuộc tập trận có ý nghĩa rất quan trọng với Hàn Quốc vì nó cho thấy sự sẵn sàng ở cấp độ cao để ngăn ngừa Triều Tiên.

Nội bộ nước Mỹ lục đục

Nhiều người đặt câu hỏi liệu quân đội Mỹ có nhận thức đầy đủ về quyết định của ông Trump không. Câu trả lời là không. Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, được CNN trích thuật, nói Bộ Quốc phòng Mỹ chưa hề nhận được những hướng dẫn cụ thể nào về việc thôi tập trận. Theo ông, cuộc tập trận lớn trong tương lai gần nhất vẫn sẽ diễn ra vào cuối tháng 8. Quân đội Mỹ vẫn tiếp tục tập trận với Hàn Quốc cho tới khi nhận được chỉ thị mới.

Trong khi đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc Dana White cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis không hề ngạc nhiên về cam kết mới của ông Trump và ông ấy đã được tham vấn.

Một quan chức quốc phòng khác của Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc giờ sẽ phải làm việc với Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao để xác định việc thực hiện ý định của tổng thống về tập trận như thế nào.

Các quan chức cho rằng, vấn đề cần xác định hiện nay là việc chấm dứt tập trận là tạm thời hay vĩnh viễn và mức độ các cuộc tập trận sẽ bị tác động như thế nào. Một vấn đề quan trọng hơn nữa là tác động của nó đối với các đồng minh tham gia và liệu còn có những điều kiện gì Triều Tiên phải đáp ứng trước khi các cuộc tập trận được hủy bỏ
hay không.

Các nghị sỹ đảng Dân chủ cho rằng, bất kỳ nỗ lực nào trong việc thay đổi quân đội chắc chắn sẽ phải xem xét hết sức kỹ lưỡng để có thể đem lại lợi ích tốt nhất cho Mỹ và đồng minh. Một số nghị sỹ đảng Cộng hòa tỏ ra bất bình trước quyết định rút quân của ông Trump.

"Một ngày trước khi ông Trump cam kết chấm dứt tập trận, Phó tổng thống Mike Pence tuyên bố, Mỹ vẫn tiếp tục các hoạt động này. Hai tuyên bố quay ngoắt 180 độ trong vòng một ngày và gây ra sự lục đục ngay trong nội bộ nước Mỹ.

Theo Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?