Nước Thủ Dầu Một trở thành cổ đông lớn của Cấp nước Cà Mau

Tỷ lệ sở hữu của Nước Thủ Dầu Một tại Cấp nước Cà Mau là 24,39% vốn.
Nước Thủ Dầu Một trở thành cổ đông lớn của Cấp nước Cà Mau

Công ty Cổ phần Nước Thủ Dầu Một (TDMWater - mã chứng khoán: TDM) vừa có thông báo nhận chuyển nhượng gần 3,8 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phàn Cấp nước Cà Mau (Cawaco - mã chứng khoán: CMW), tương đương tỷ lệ sở hữu 24,39%, chính thức trở thành cổ đông lớn của Cawaco.

Đây là một phần trong kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Nước Thủ Dầu Một. Giá nhận chuyển nhượng là 14.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị nhận chuyển nhượng hơn 54 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong quý 2 hoặc quý 3/2023.

Bên cạnh kế hoạch thu mua Cawaco, Nước Thủ Dầu Một còn có kế hoạch đầu tư góp vốn vào Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Tân. Để thực hiện 2 thương vụ này, ban lãnh đạo Nước Thủ Dầu Một cho biết công ty vẫn tiếp tục hoàn thiện các thủ tục tăng 10% vốn điều lệ (tức tăng thêm 100 tỷ đồng) và điều chỉnh mục đích sử dụng vốn. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên mức 1.100 tỷ đồng.

Nước Thủ Dầu Một
Trong những năm gần đây, Nước Thủ Dầu Một tích cực mua cổ phần của các công ty cùng ngành nghề

Hiện, Nước Thủ Dầu Một con là cổ đông chiến lược tại Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase - mã chứng khoán: BWE), sở hữu 25% vốn tại Công ty cổ phần Tư vấn cấp thoát nước và môi trường, 20% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Cấp nước Gia Tân (Giwaco), 12,06% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Cấp nước Đồng Nai.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý 1/2023, doanh thu thuần của Nước Thủ Dầu Một đạt hơn 101 tỷ đồng, giảm 4%; tuy nhiên, lãi sau thuế hơn 128 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ, do công ty ghi nhận doanh thu tài chính là khoản cổ tức năm 2022 Biwase trị giá hơn 93,8 tỷ đồng, cùng kỳ không có khoản cổ tức nào được ghi nhận.

Năm 2023,  Nước Thủ Dầu Một  đặt kế hoạch tăng trưởng nước sản xuất và nước thương phẩm đều tăng 10% so với thực hiện của năm 2022. Tổng doanh thu dự kiến tăng 27% so với thực hiện năm 2022 (năm ngoái đạt 503,9 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 35% so với thực hiện năm 2022 (năm ngoái đạt 220,4 tỷ đồng).

Đánh giá về triển vọng của Nước Thủ Dầu Một trong năm 2023, Công ty Chứng khoán SSI dự báo lượng nước tiêu thụ của TDM sẽ đạt 72,3 triệu m3, tăng gần 4% so với năm trước. Sản lượng tiêu thụ tại Nhà máy nước Dĩ An sẽ đóng góp 83% tổng sản lượng tiêu thụ, đạt 60,3 triệu m3.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ nước của khách hàng tại các khu công nghiệp dự kiến sẽ giảm trong nửa đầu năm 2023 do suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến các ngành nghề xuất khẩu như dệt may, da giày, sản phẩm gỗ nội/ngoại thất.

Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ tại Nhà máy nước Bàu Bàng sẽ đạt 12 triệu m3/năm, tăng 7% so với năm 2022; chiếm 17% tổng lượng nước tiêu thụ khi Khu công nghiệp VSIP 3 cho thuê 180 ha đất trong giai đoạn 2022-2023. Doanh thu tài chính dự kiến đạt 111 tỷ đồng, tăng hơn 3,6 lần cùng kỳ chủ yếu đến từ khoản cổ tức 93,8 tỷ đồng của Biwase.

Xem thêm

Kinh doanh TMĐT: Nhà cung cấp nước ngoài phải kê khai thuế online trước 30/4

Kinh doanh TMĐT: Nhà cung cấp nước ngoài phải kê khai thuế online trước 30/4

Tổng cục Thuế đề nghị các nhà cung cấp nước ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam,có hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam hoàn tất đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế phát sinh quý I/2022 chậm nhất 30/4.

Có thể bạn quan tâm

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...