Ông chủ Facebook trả lời chung chung, Châu Âu nổi giận

Phiên điều trần kéo dài 80 phút trước các nhà làm luật tại Liên minh Châu Âu (EU) vừa kết thúc, Mark Zuckerberg bị cho là cố ý né tránh các câu hỏi, trả lời chung chung, khiến các thành viên Nghị viện
Ông chủ Facebook trả lời chung chung, Châu Âu nổi giận

CEO Facebook – Mark Zuckerberg vừa trải qua phiên điều trần kéo dài 80 phút trước các nhà làm luật tại Liên minh Châu Âu (EU).

Tuy nhiên, phiên họp không mang lại nhiều thông tin mới, khi Zuckerberg né tránh trả lời các câu hỏi chi tiết, về quyền chọn bỏ quảng cáo mục tiêu, sự chia sẻ dữ liệu giữa Facebook và ứng dụng nhắn tin miễn phí của hãng – WhatsApp, cũng như hoạt động thu thập dữ liệu người dùng không có tài khoản mạng xã hội này.

Tổng cộng, ông trả lời trong hơn nửa tiếng, chủ yếu lặp lại các cam kết và mô tả kế hoạch đã đề cập tháng trước trong hai phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ. Dù một số câu hỏi của các nghị sĩ Châu Âu được đánh giá sắc bén, họ không có cơ hội hỏi thêm nếu cảm thấy câu trả lời chưa đầy đủ.

Hình thức của buổi họp cho là nguyên nhân của việc này. Các nghị sĩ có 3 phút để lần lượt hỏi. Zuckeberg sau đó sẽ trả lời vào cuối phiên. Khi hết thời gian, anh cam kết sẽ trả lời từng người bằng văn bản “trong vài ngày tới”.

"Tôi đã hỏi anh 6 câu “có hay không”, mà không nhận được câu trả lời nào cả”, Philippe Lamberts – một nghị sĩ phàn nàn. Chỉ riêng việc đặt câu hỏi của 12 nghị sĩ đã mất nửa thời gian phiên điều trần. Cổ phiếu Facebook không có biến động đáng kể sau sự kiện này. 

Zuckerberg xuất hiện tại Brussels chỉ ba ngày trước khi luật mới của EU về bảo vệ dữ liệu (GDPR) có hiệu lực. Các công ty sẽ bị phạt tới 4% doanh thu toàn cầu nếu vi phạm. Zuckerberg cho biết Facebook sẽ tuân thủ luật này. Tại Châu Âu, họ dự báo có khoảng 10.000 nhân viên cuối năm nay.

Tháng trước, Facebook khẳng định không có kế hoạch tạo ra công cụ giúp người dùng không có tài khoản tra xem mạng xã hội này biết gì về họ. Dù vậy, từ khi scandal Cambridge Analytica nổ ra, họ đã cho ngừng hoạt động 200 ứng dụng để điều tra việc các ứng dụng bên thứ 3 có quyền truy cập lượng lớn dữ liệu người dùng. Zuckerberg cho biết con số này sẽ còn tăng lên.

Facebook đang ngày càng bị giám sát chặt sau việc để hãng truyền thông Cambridge Analytica tiếp cận trái phép dữ liệu từ 87 triệu người dùng, trong đó có 2,7 triệu người châu Âu. Cambridge Analytica và công ty mẹ tại Anh - SCL Elections đều đã phải nộp đơn xin phá sản và ngừng hoạt động.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…