Ông chủ Uniqlo: 'Tôi rất thấm thất bại'

Tỷ phú giàu nhất Nhật Bản kiêm ông chủ Uniqlo- hãng thời trang nổi tiếng khẳng định rằng, với ông thất bại chẳng có gì xa lạ. Ông Tadashi Yanai hiện là người đứng đầu Fast Retailing - công ty mẹ củ
Ông chủ Uniqlo: 'Tôi rất thấm thất bại'

Tỷ phú giàu nhất Nhật Bản kiêm ông chủ Uniqlo- hãng thời trang nổi tiếng khẳng định rằng, với ông thất bại chẳng có gì xa lạ.Ông Tadashi Yanai hiện là người đứng đầu Fast Retailing - công ty mẹ của Uniqlo. "Tôi rất hiểu thế nào là thất bại. Khi mở rộng chi nhánh ra nước ngoài, chúng tôi đã thất bại tại thị trường Anh. Rồi sau đó lại thua tại Trung Quốc và Mỹ", ông chậm rãi đếm ngón tay.Năm 2001, gã khổng lồ thời trang Nhật Bản cố gắng tiến vào thị trường Anh, mở 21 cửa hàng chỉ trong hai năm. Song công ty của tỉ phú giàu nhất xứ sở mặt trời mọc đã phát triển quá nhanh. Điều này kết hợp với cách quản lý yếu kém của các cửa hàng sở tại buộc Uniqlo phải sớm đóng 16 trong số 21 chi nhánh, báo Thanh Niên cho biết.

 Tỉ phú Nhật Bản Tadashi Yanai: "Người ta khá sợ hãi thất bại, vì vậy họ chẳng thành công". Ảnh:CHANNEL NEWSASIA 

“Đó là đợt lỗ lớn”, ông Yanai nhớ lại. Song người từng gây dựng Uniqlo, từ cửa hàng khiêm tốn ở Hiroshima năm 1984 thành nhà bán lẻ quần áo lớn thứ tư thế giới hôm nay, chẳng nản lòng trước nhiều bước đi sai lầm. Với triết lý sống “chín thất bại, một thành công”, ông Yanai cho rằng kinh doanh là hành trình tiến tới “huy chương vàng”.Khi được hỏi vì sao không hài lòng với vị trí thứ hai hoặc thứ ba, ông đáp: "Khi tham dự Olympic, chẳng ai nói rằng mình nhắm đến huy chương đồng cả. Chúng tôi muốn cố hết sức để giành huy chương vàng".Yanai sinh năm 1949, là con trai của một thợ may. Bố ông có một cửa hàng may y phục cho những người làm công. Tuy nhiên, ông có tầm nhìn khác với người bố. Ông muốn tạo ra những bộ quần áo mặc thường ngày với số lượng lớn, thay vì những bộ y phục nghiêm chỉnh, báo Vnexpress viết.Theo Forbes, Yanai hiện là người giàu nhất Nhật Bản, nhờ số cổ phần tại Fast Retailing. Và với mục tiêu đưa tập đoàn thành hãng bán lẻ thời trang số một thế giới năm 2020, khối tài sản của Yanai sẽ càng trở nên khổng lồ. "Chúng tôi đang đi đúng lộ trình và có khả năng làm được điều đó", ông tự tin cho biết.Tinh thần kinh doanh của Yanai được phản ánh trong chiến dịch mở rộng kinh doanh mạnh mẽ của Uniqlo, không chỉ tiến hành ở châu Á mà còn ở thị trường châu Âu và Mỹ - vốn là chỗ thống trị của các đối thủ cạnh tranh phương Tây như hãng Inditex, doanh nghiệp đứng sau thương hiệu Zara của tỉ phú số một Tây Ban Nha Amancio Ortega.Có một cửa hàng Uniqlo mọc lên đâu đó trên thế giới mỗi tuần. Dù thế, một lần nữa, vị doanh nhân hoạt bát vẫn không lo lắng rằng "đứa con cưng" đang mở quá nhiều và quá sớm.Ông dẫn ví dụ về thị trường Anh, cho hay 10 cửa hàng Uniqlo ở thủ đô London hiện làm ăn “đặc biệt tốt” và “tất cả đều có lời”. Ông cho rằng sự bùng nổ kinh tế châu Á là yếu tố thúc đẩy lớn nhất cho sự phát triển của công ty: “Những gì Trung Quốc đã làm cũng có thể xảy ra ở Đông Nam Á”. Hiện tại, Uniqlo là nhà bán lẻ thời trang lớn nhất Trung Quốc.Tự nhận mình là một người sếp "khó tính", ông thú nhận rằng mình đã thất bại rất nhiều lần trong quá trình tìm kiếm người kế nhiệm, báo Thanh Niên trích nguồn Chanel Newsasia. "Hiện tại, tôi không cần người đảm nhiệm tất cả các vị trí giống như tôi. Công việc này không thể tự làm một mình được", ông cho biết.Yanai đang nóng lòng thành lập một đội ngũ như thế: “Tôi muốn biết liệu nhóm kế nhiệm của tôi có làm việc tốt hay không càng sớm càng tốt. Tôi hy vọng họ có thể đảm nhận vai trò bảo vệ quyền lợi công ty”.

Minh Hường (t/h)

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...