Ông Donald Trump chính thức phát lệnh trừng phạt với nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei

TT Mỹ Donald Trump đã nhắm tới mục tiêu là nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei và các quan chức hàng đầu khác của Iran bằng các biện pháp trừng phạt cụ thể.
Ông Donald Trump chính thức phát lệnh trừng phạt với nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei

Với căng thẳng đang gia tăng giữa hai nước, TT Donald Trump đã ký một sắc lệnh trừng phạt mà Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết sẽ đóng băng thêm hàng tỷ USD tài sản của Iran. Ông Trump nói với các phóng viên rằng lệnh trừng phạt là một phần để đáp trả lại vụ tấn công từ tuần trước của Iran, cũng như việc ông Khamenei phải chịu trách nhiệm cho những gì mà TT Trump gọi là “hành vi thù địch của chế độ” ở Trung Đông.

TT Trump cho biết thêm các lệnh trừng phạt sẽ không cho phép Lãnh đạo tối cao và văn phòng Lãnh đạo cũng như những người có quan hệ chặt chẽ với chế độ, tiếp cận các nguồn lực và hỗ trợ tài chính quan trọng.

John Smith, cựu giám đốc Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, nói rằng Hoa Kỳ trước đây chưa bao giờ nhắm mục tiêu vào một nguyên thủ quốc gia Iran, và dấu hiệu mới này cho thấy ông Trump đang có những ý định “tấn công” mang tính cá nhân hơn. “Khi đã nhắm mục tiêu tới một nguyên thủ quốc gia, bạn sẽ không quay đầu lại. Đó cũng là lúc mà bạn tin rằng mọi lựa chọn khác đều không còn”, ông Smith nói với Reuters.

Một số nhà phân tích chính sách cho rằng lệnh trừng phạt trước đo ban hành theo chiến dịch áp lực tối đa của Trump, là lí do khiến Iran cảm thấy bắt buộc phải áp dụng các chiến thuật mạnh mẽ hơn khi nền kinh tế của quốc gia đang rơi vào khủng hoảng. Chính quyền Trump buộc Tehran phải mở các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân và tên lửa cũng như các hoạt động của họ trong khu vực.

Bộ trường Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif, phản ứng với các lệnh trừng phạt trong một bài đăng trên twitter, cho biết các “chính trị gia diều hâu” bên cạnh ông Trump đã “coi thường tiếng nói ngoại giao và khao khát chiến tranh”. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Steven Mnich cũng nói rằng ông Mohammad Zarif cũng sẽ là mục tiêu sắp tới của các lệnh trừng phạt vào cuối tuần này.

Các lệnh trừng phạt cũng được áp dụng lên 8 chỉ huy cao cấp của Hải quân, Không gian vũ trụ và Lực lượng mặt đất của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC). “Các chỉ huy ngồi trên bộ máy quan liêu để ‘giám sát’ các hoạt động của IRGC, trong đó có chương trình tên lửa đạn đạo khiêu khích, quấy rối và phá hoại các tàu thương mại trong vùng biển quốc tế cũng như gây bất ổn tại Syria.” Ông Trump cho biết các lệnh trừng phạt này là một phản ứng mạnh mẽ và tương xứng đối với các hành động ngày càng mang tính khiêu khích của Iran.

Các biện pháp trừng phạt mới nhất nhằm mục đích từ chối quyền tiếp cận của lãnh đạo Iran đối với các nguồn tài chính, ngăn chặn Iran sử dụng hệ thống tài chính hoặc bất cứ tài sản nào tại Hoa Kỳ. “Bất cứ ai thực hiện các giao dịch quan trọng với những cá nhân trong lệnh trừng phạt này đều có thể xử phạt”, phía Nhà Trắng cho biết.

Căng thẳng trở nên gay gắt hơn vào tháng 5 khi Washington ra lệnh cho tất cả các nước ngừng nhập khẩu dầu của Iran. “Chúng tôi kêu gọi chế độ từ bỏ tham vọng hạt nhân, thay đổi hành vi phá hoại, tôn trọng quyền của người dân và trở lại với thiện chí và bàn đàm phán” – TT Donald Trump nói trong một tuyên bố.

Iran lên tiếng phủ nhận việc tìm kiếm vũ khí hạt nhân đồng thời đề cập tới một sắc lệnh tôn giáo được ban hành vào đầu những năm 2000 bởi Khamenei, cấm phát triển hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Iran cũng từ chối trách nhiệm về các cuộc tấn công vào tàu chở dầu ở vùng Vịnh như Hoa Kỳ cáo buộc. Vào thứ Hai, Washington cho biết họ đang xây dựng một liên minh với các quân đồng minh để bảo vệ tuyến đường vận chuyển vùng Vịnh. “Một liên minh các quốc gia sẽ cung cấp và đóng góp tài chính, vật chất cho chường trình”, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao cho hay, nhưng không xác định rõ các quốc gia.

Đồng minh Hoa Kỳ đã kêu gọi các bước để xoa dịu cuộc khủng hoảng, lo ngại rằng một sai lầm nhỏ của hai bên cũng có thể gây ra chiến tranh. “Chúng tôi rất lo ngại về tình hình hiện tại của Hoa Kỳ và Iran, và các nước đồng minh đang làm mọi cách để khắc phục mọi vấn đề,” Ngoại trưởng Anh ông Jeremy Hunt nói.

Pháp, Anh và Đức hôm thứ Hai (24/6) đã gửi một cảnh báo ngoại giao chính thức tới Ira về hành động không tuân thủ hiệp định, theo thông tin từ hai nhà ngoại giao châu Âu. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ những hậu quả mà Iran có thể phải đối mặt nếu vi phạm hiệp định với các bên châu Âu.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…