Ông Hồ Sỹ Hùng giữ chức Phó Chủ tịch 'Siêu ủy ban'

Theo Quyết định 1329/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Hồ Sỹ Hùng - Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh n
Ông Hồ Sỹ Hùng giữ chức Phó Chủ tịch 'Siêu ủy ban'

Đây là lãnh đạo thứ 3 được bổ nhiệm sau khi UB được thành lập.

Theo quy định, lãnh đạo Ủy ban gồm Chủ tịch và 4 phó Chủ tịch. Hiện nay, UB đã có Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh và  2 Phó chủ tịch do bà Nguyễn Thị Phú Hà và ông Hồ Sỹ Hùng đảm nhiệm.

Ông Hồ Sỹ Hùng sinh năm 1968 tại Nghệ An. Trước khi về công tác tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông từng công tác tại Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí Lâm nghiệp (nay là Tổng công ty Lâm nghiệp) và Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia.

Cùng với quyết định bổ nhiệm của Thủ tướng, lãnh đạo cấp cao của "siêu" Uỷ ban đã cơ bản hoàn thành với một Chủ tịch - ông Nguyễn Hoàng Anh và hai Phó chủ tịch là bà Nguyễn Thị Phú Hà và ông Hồ Sỹ Hùng. 

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập từ tháng 2, nhưng phải tới cuối tháng 9 mới chính thức ra mắt, hoạt động. Cơ quan này sẽ quản lý khoảng 1,5 triệu tỷ đồng vốn Nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc diện Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối.

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ là 1 trong 19 đơn vị và tiếp tục là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng được chuyển giao từ các bộ, UBND cấp tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...