Phát Đạt lần đầu báo lỗ quý IV từ năm 2011

Quý IV, doanh thu của Phát Đạt chỉ đạt 15 tỷ đồng, lỗ gộp 14 tỷ đồng...
phát đạt

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (MCK: PDR) vừa công bố BCTC quý IV/2022 với kết quả cực kỳ ảm đạm.

Cụ thể, trong kỳ, Phát Đạt không phát sinh doanh thu do sự khó khăn của thị trường, trong khi phải gánh các khoản chi phí (đặc biệt chi phí lãi vay đột biến gấp đôi) khiến PDR lỗ kỷ lục 267 tỷ đồng, trong khi quý cuối năm 2021 vẫn lãi gần 754 tỷ đồng.

Đây là lần đầu tiên PDR báo lỗ kể từ năm 2011.

Trong quý IV/2022, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Phát Đạt dương 490 tỷ đồng, chủ yếu nhờ công ty giảm các khoản phải thu và tăng các khoản phải trả. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư quý cũng dương gần 547 tỷ đồng chủ yếu nhờ ghi nhận thêm tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (1.090 tỷ đồng).

Mặt khác, trong quý IV/2022, công ty đã thu chi 1.696 tỷ đồng để trả nợ gốc vay và thu từ đi vay 870 tỷ đồng, kéo dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính âm gần 826 tỷ đồng.

Kết quả, dòng tiền thuần trong quý IV của Phát Đạt dương 211 tỷ đồng.

Lũy kế năm 2022, Công ty đạt doanh thu thuần 1.505 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.170 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2021. 

Năm 2022, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 2.908 tỷ đồng, như vậy, Phát Đạt đã thực hiện được 40% mục tiêu lợi nhuận năm. 

Lý giải cho kinh doanh kém sắc, PDR cho biết do tình hình khó khăn chung của toàn thị trường, đặc biệt là ngành bất động sản nên việc đầu tư kinh doanh của công ty vào các dự án bất động sản không được thuận lợi. Bên cạnh đó, Công ty có chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Cùng với kinh doanh èo uột, cổ phiếu của lãnh đạo Phát Đạt cũng liên tục bị bán giải chấp. PDR cũng liên tục phải bổ sung tài sản. 

Tính đến thời điểm 31/12/2022, PDR vẫn còn cầm cố khoảng 200 triệu cổ phiếu PDR cho các khoản vay.

Dư nợ tài chính đạt 4.440 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm, chủ yếu tăng tại các khoản nợ trái phiếu ngắn hạn. 

Tổng dư nợ trái phiếu đạt 2.510 tỷ đồng, gồm nợ ngắn hạn là 2.214 tỷ đồng và dài hạn là 296 tỷ đồng, ghi nhận từ 9 lô trái phiếu phát hành trong năm 2021 và đầu năm 2022.

Trong đó, 8 lô trái phiếu phát hành trong năm 2021 sẽ đáo hạn trong năm nay.Từ cuối năm 2022 đến nay, Phát Đạt đã liên tiếp mua lại trái phiếu trước hạn. Gần nhất, ngày 17/1, công ty đã chi 893,4 tỷ đồng để mua lại trước hạn trái phiếu thuộc 5 lô, trong đó, lô PDRH2123001 đáo hạn vào tháng 2 tới đây đã được công ty tất toán với giá trị 400 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...