Phi công hãng hàng không Lufthansa, Đức sẽ tiếp tục đình công đến thứ 6

Các phi công của hãng hàng không Lufthansa nói rằng họ sẽ tiếp tục đình công cho đến thứ 6 bới sự tranh chấp kéo dài liên quan đến tiền lương.
Phi công hãng hàng không Lufthansa, Đức sẽ tiếp tục đình công đến thứ 6

Cuộc đình công này đã làm ảnh hưởng tới 1.800 chuyến bay của một trong những hãng hàng không lớn nhất Châu Âu, Lufthansa, và ảnh hưởng tới hơn 215.000 hành khách. 

Các phi hành đoàn đã lên kế hoạch đình công 24h vào hôm thứ 4 vừa qua, nhưng vào cuối ngày thứ Ba họ cho biết sẽ kéo đến thứ 5, sau khi toà án bác bỏ những nỗ lực của Lufthansa nhằm ngăn chặn các hành động lan toả của cuộc đình công này. 

Vào đêm thứ Tư, công đoàn nói rằng cuộc đình công này sẽ tiếp tục đến ngày thứ 6, nhưng chỉ những phi công tham gia đường bay ngắn sẽ tham gia đình công. 

Đại diện công đoàn Joerg Handwwerg cho biết "Ban lãnh đạo của Lufthansa vẫn chưa thể hiện thiện chí sẵn sàng biến chuyển và cũng không đề nghị một cuộc đàm phán".

CEO của Lufthansa khẳng định "Dù Lufthansa đạt số lãi kỷ lục năm 2015, nhưng không có cách nào khác là phải cắt giảm chi phí để cạnh tranh với các đối thủ gần đây như Ryanair trên các chạy bay ngắn và Emerates các chặng bay dài". 

CEO Carsten Spohr của Lufthansan khẳng định rằng dù lợi nhuận kỷ lục trong năm 2015, nhưng không có sự lựa chọn nào khác buộc cắt giảm chi phí để cạnh tranh với các đối thủ gần đây như Ryanair trên các chặng bay ngắn và Emirates trên các chặng bay đường dài.

Cổ phiếu của Lufthansa đã giảm 12% trong năm nay, nhưng đã ổn định vào hôm thứ Tư.

Lufthansa đã huỷ 876 trong tổng số 3,000 chuyến bay theo lịch trình vào ngày thứ 4, và huỷ 912 chuyến bay vào ngày thứ 5, đây chính là hậu quả của cuộc đình công lần thứ 14 từ năm 2014 đến nay của các phi công hãng Lufthansa. 

CEO của Lufthansa cũng cho biết, cuộc đình công này ảnh hưởng đến chi phí từ 7 - 9 euro mỗi ngày.  Cuộc đình công này bắt đầu từ giữa đêm thứ Ba và ảnh hưởng đến các chuyển bay khởi hành từ Đức, bao gồm 133 chuyến bay đường dài. 

Chi phí khách sạn cho sự mắc kẹt!

Những hãng bay khác của Lufthansa như Germanwings, Eurowings, Austrian Airlines, SWISS và Bruessels Airlines sẽ không bị ảnh hưởng, đại diện Lufthansa cho biết. 

Austrian và SWISS đã sử dụng máy bay lớn hơn để vận chuyển hành khách trong thời gian đình công, trong khi đó hãng Lufthansa đã đặt 4,000 phòng khách sạn tại Frankfurt và Munich cho những hành khách bị mắc kẹt. 

Hãng đã kêu gọi các phi công để hòa giải, nhưng đã bị từ chối bởi công đoàn của họ, vì nó đang yêu cầu một đề nghị tốt hơn từ lãnh đạo của Lufthansa, đó là cơ sở cho các cuộc đàm phán.

Công đoàn muốn hãng phải tăng 3,7% tiền lương hàng năm cho 5.400 phi công ở Đức trong giai đoạn từ năm 2012. Hãng Lufthansa đã tăng 2,5% và được kéo dài trong 6 năm tới năm 2019. 

Trong nỗ lực cắt giảm chi phí, Lufthansa đồng ý thoả thuận và kế hoạch trả lương hưu với đại diện công đoàn nhân viên mặt đất và phi hành đoàn ở Đức. 

"Nó có thể được hiểu là công đoàn đang kêu gọi tăng lương cho hầu hết những nhóm nhân viên được trả lương cao nhất", đại diện Ban điều hành Bettina Volkens tuyên bố. 

Một phi công tại hãng Lufthansa nhận lương trung bình 180,000 euro một năm trước thuế, một cơ trưởng có thê nhận được mức lương 22,000 euros một tháng trước thuế. 

Nhất Phong/CNBC

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…