Phó thủ tướng Singapore - Lawrence Wong: “Thời kỳ hoàng kim của toàn cầu hóa rõ ràng đã qua”

Thời kỳ hoàng kim của toàn cầu hóa đã kết thúc và một sự thay đổi cơ bản đối với cách thức vận hành của thế giới đang diễn ra, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính của Singapore Lawrence Wong cho biết.
Phó thủ tướng Singapore - Lawrence Wong: “Thời kỳ hoàng kim của toàn cầu hóa rõ ràng đã qua”

Chia sẻ trong cuộc đối thoại tại Hội nghị Giám đốc điều hành toàn cầu của Forbes ở Singapore, Phó Thủ tướng Lawrence Wong nhận xét, “mặc dù các quốc gia chưa hoàn toàn rút lui khỏi chủ nghĩa bảo hộ, nhưng các doanh nghiệp đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị”. 

Tuy nhiên, ông Wong nói rằng Singapore và phần còn lại của ASEAN muốn có một mối quan hệ cân bằng với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, đồng thời hy vọng hai cường quốc kinh tế sẽ đồng hành với khu vực “dựa trên lợi ích của các bên” thay vì thông qua lăng kính của mối quan hệ Mỹ-Trung.

Theo logic trước đây, các quốc gia không cần phải là bạn để kinh doanh với nhau. Trên thực tế, hy vọng rằng khi chúng ta giao dịch và đầu tư với nhau nhiều hơn, thì sẽ giảm bớt sự cạnh tranh địa chính trị,” ông Wong nhận định. “Tuy nhiên, một logic khác đang âm thầm lan truyền… thời kỳ hoàng kim của toàn cầu hóa mà chúng ta đã trải qua trong 30 năm kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, rõ ràng đang khép lại và chúng ta bước vào một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên có thể được đánh dấu bởi sự cạnh tranh địa chính trị. "

Nếu những phát triển đó [cạnh tranh địa chính trị] được bình thường hóa, thế giới sẽ trở nên nguy hiểm và rạn nứt hơn.

toàn cầu hoá

Sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung

Singapore sẽ tiếp tục làm việc với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc mà không đứng về bên nào, đồng thời cho biết thêm rằng những cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia là điều đáng khích lệ, Phó thủ tướng Wong chia sẻ.“

Bên cạnh đó, ông Wong cũng cảnh báo về những tác động mà căng thẳng địa chính trị có thể gây ra đối với nhận thức của thế hệ trẻ ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nơi khác trên thế giới. 

Nếu không có khả năng kết nối và giao tiếp giữa con người với con người, thì rất dễ để miêu tả phía bên kia là kẻ xấu, còn bên này là kẻ tốt. Và cả hai bên đều có suy nghĩ đó. Và sẽ có cả một thế hệ lớn bị ảnh hưởng bới những suy nghĩ theo cách đó, vậy thì 30 năm nữa, 50 năm nữa sẽ ra sao? Tôi nghĩ đó là điều chúng ta nên quan tâm. "

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham gia cuộc thảo luận tại Hội nghị đồng ý rằng sự rạn nứt ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hoàn toàn không tốt cho hoạt động kinh doanh toàn cầu. 

Và dù cho có tiến triển lạc quan hơn, thì không có nghĩa là sẽ không có “sự cạnh tranh gay gắt” giữa hai quốc gia, nhưng làm việc cùng nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cả, đặc biệt là khi đề cập đến các vấn đề như biến đổi khí hậu và ứng phó với đại dịch, ông Wong nói.

Chủ tịch sáng lập Avanda Investment Management, cựu giám đốc đầu tư tại Singapore’s GIC, Ng Kok Song, cho biết “Mỹ và Trung Quốc đã được hưởng lợi từ việc gắn bó với nhau về mặt tài chính.

Ông Ng Kok Song chỉ ra rằng các nghiên cứu cho thấy nhiều công ty Mỹ thuộc S&P 500 đã được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của Trung Quốc cả về doanh thu và quy mô. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã chào đón các tổ chức tài chính và vốn quốc tế vào thị trường của họ, John Studzinski, phó chủ tịch và giám đốc điều hành tại công ty quản lý đầu tư của Mỹ Pimco, phát biểu trong Hội nghị. 

Có thể bạn quan tâm