Ngành bia Châu Âu bất ngờ hưởng lợi nhờ thuế quan của Mỹ

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 200% lên rượu vang sẽ có tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất châu Âu, nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội cho ngành bia địa phương…

Ngành bia Châu Âu bất ngờ hưởng lợi nhờ thuế quan của Mỹ

Có nhiều ý kiến cho rằng mối đe doạ thuế quan từ chính quyền Mỹ có thể mang lại lợi thế cho ngành bia Châu Âu.

Trong tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có thể nhắm mục tiêu vào rượu vang, rượu champagne và các loại đồ uống có cồn khác từ Pháp và các quốc gia Châu Âu sau khi Liên minh EU tái áp thuế lên rượu whiskey Mỹ để đáp trả các đợt thuế trước đó do chính quyền Trump đưa ra.

Nếu mức thuế 200% mà ông Trump đe doạ trở thành hiện thực, nó có thể xóa sổ hoàn toàn lợi nhuận toàn cầu của một số nhà sản xuất đồ uống châu Âu, theo ông Trevor Stirling - giám đốc điều hành kiêm chuyên gia phân tích ngành đồ uống châu Âu nhận định trên chương trình “Squawk Box Europe” của đài CNBC.

Nhà sản xuất rượu mạnh Pháp Rémy Cointreau - công ty có khoảng một phần ba doanh thu toàn cầu đến từ thị trường Mỹ - sẽ là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, ông Stirling dự đoán và lưu ý thêm rằng thị trường hiện tại dường như chưa đánh giá đầy đủ các tác động của mức thuế đề xuất này.

Cổ phiếu của các công ty rượu vang và rượu mạnh Pernod Ricard, Rémy Cointreau và Davide Campari đều giảm hơn 3% vào thứ Năm sau tuyên bố của chính quyền Trump. Hai công ty sau tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch thứ Sáu.

LVMH - tập đoàn sở hữu các thương hiệu đình đám như Moët & Chandon và Hennessy - ban đầu có tín hiệu khởi sắc vào đầu phiên thứ Sáu nhưng cũng nhanh chóng trượt dốc, đánh dấu chuỗi 9 phiên giảm liên tiếp.

“Có lẽ nhà đầu tư đang hơi chủ quan về khả năng hiện thực hoá mức thuế 200% này vì nó cao bất thường so với những mức thuế áp lên các quốc gia và ngành hàng khác. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng đừng bao giờ đánh giá thấp Donald Trump”, ông Stirling nhận định.

Kể từ đầu năm đến nay, các mức thuế quan được đưa ra đều nằm trong một chiến lược rộng lớn hơn của chính quyền Donald Trump nhằm đưa sản xuất toàn cầu về Mỹ - kế hoạch mà nhiều chuyên gia phân tích tỏ ra hoài nghi, đặc biệt là với ngành đồ uống và hàng xa xỉ, nơi yếu tố nguồn gốc sản phẩm đóng vai trò then chốt.

“Xuất xứ sản phẩm là yếu tố sống còn khi kinh doanh rượu và rượu vang cao cấp. Chẳng hạn như cognac phải đến từ vùng Cognac, champagne phải từ vùng Champagne… Vì vậy, đây không phải là lĩnh vực mà chính quyền Trump có thể khuyến khích kéo sản xuất về nội địa”, ông Chris Beckett, trưởng bộ phận nghiên cứu cổ phiếu tại Quilter Cheviot nhận xét trong một báo cáo.

Tuy nhiên, đề xuất thuế thuế quan mới đây lại vô tình tạo lợi thế cho ngành bia - vốn mang tính địa phương hóa cao và đang chịu nhiều sức ép trong các quý gần đây do doanh số sụt giảm và xu hướng tiêu dùng thay đổi.

“Ngành bia dường như không nằm trong tầm ngắm của thuế. Bia đang là một “hòn đảo bình yên” lúc này”, ông Stirling bình luận.

AB InBev - tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới, sở hữu các thương hiệu như Budweiser, Corona và Stella Artois - chia sẻ với CNBC hồi tháng trước rằng họ dự đoán mức độ ảnh hưởng từ thuế là khá hạn chế nhờ tỷ lệ sản xuất nội địa cao. “Chúng tôi không nghĩ rằng thuế quan sẽ trở thành vấn đề lớn trong năm nay. Hy vọng doanh thu có thể sớm bật tăng trở lại khi nhu cầu phục hồi mạnh mẽ và người tiêu dùng hướng đến những sản phẩm đồ uống dễ tiếp cận với giá thành hợp lý hơn ”, CEO Michel Doukeris cho biết.

CEO Heineken Dolf van den Brink trước đó cũng cho rằng các mức thuế của Mỹ, bao gồm cả thuế nhôm dùng cho lon bia, là khá dễ kiểm soát. “Ngành bia đòi hỏi nhiều vốn và mang tính địa phương rất cao. Vì vậy, đây là lĩnh vực ít bị gián đoạn bởi dòng chảy thương mại quốc tế”, ông phát biểu trên chương trình Squawk Box Europe.

Xem thêm

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Có thể bạn quan tâm

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Theo Reuters đưa tin, thỏa thuận bán lại hoạt động TikTok Mỹ dường như đã bị hoãn lại sau khi phía Trung Quốc đưa ra tín hiệu phản đối trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang do thuế quan…

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Khi thời hạn ngày 5/4 đến gần, TikTok một lần nữa đứng trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ nếu không tách khỏi công ty mẹ ByteDance. Hiện tại, Tổng thống Donald Trump đang chủ động thảo luận với các cố vấn về những nhà đầu tư tiềm năng nhằm tìm kiếm giải pháp cho ứng dụng này…

Tổng thống Donald Trump đã nhắm đến nhiệm kỳ thứ 3

Ông Donald Trump có thể làm Tổng thống Hoa Kỳ 3 nhiệm kỳ theo cách nào?

Ian Bassin, cựu cố vấn Nhà Trắng cho Tổng thống Obama hiện là giám đốc điều hành của nhóm vận động phi lợi nhuận Protect Democracy, nhận xét: "Nếu ai nói rằng Tu chính án thứ 22 sẽ ngăn cản ông Trump cố gắng tranh cử nhiệm kỳ thứ ba thì có lẽ họ đã sống ở một hành tinh khác với nơi tôi đang sống"...

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Chính phủ Mỹ đang ráo riết "săn lùng” nguồn cung trứng từ châu Âu và nhiều quốc gia khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng khiến giá cả leo thang…

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…